Luận Văn Thuế thu nhập cá nhân - lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách
    Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để sử dụng hiệu quả công cụ thuế, về cơ
    bản hệ thống chính sách thuế gồm có thuế gián thu và thuế trực thu. Thuế gián thu như thuế
    GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu. Thuế trực thu như thuế Thu
    nhập cá nhân (TNCN), thuế Thu nhập doanh nghiệp.
    Theo thông lệ của các quốc gia, thuế trực thu sẽ chiếm tỷ trọng lớn, ngược lại, giảm dần
    thuế gián thu. Việt Nam đang bước vào hội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc tế và tiến trình
    chuyển đổi dần cơ cấu tỷ trọng tăng dần của các sắc thuế trực thu đang là xu hướng tất yếu.Thuế
    TNCN cũng đóng một vai trò đáng kể trong nguồn thu ngân sách và là nghĩa vụ của tất cả những
    người lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Thuế TNCN điều tiết thu nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa
    vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc: lợi ích, công bằng và khả
    năng nộp thuế.
    Trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, thu nhập của các tầng
    lớp dân cư cũng tăng lên đáng kể, thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có
    thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng. Đối tượng nộp thuế TNCN và hình thức thu
    nhập của các bộ phận dân cư và người lao động cũng đa dạng. Trong những năm tới, thực hiện
    kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, các thị trường tài chính, tiền tệ, vốn,
    lao động sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều
    kiện cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thêm nguồn thu nhập
    khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một số người nước ngoài
    làm ăn sinh sống tại Việt Nam và số người Việt Nam có thu nhập từ nước ngoài cũng tăng lên.
    Sự đa dạng và gia tăng thu nhập của các cá nhân trong xã hội sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch
    về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Với tình hình đó, ta có thể thấy thuế TNCN
    ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
    Mặc dù, thuế TNCN đã được đưa vào áp dụng ở Việt Nam từ năm 1991 với tên gọi
    “Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao”, song từ khi Chính phủ công bố dự thảo lần đầu
    cho đến khi công bố luật thuế TNCN đến nay thì vẫn còn những tranh cãi vướng mắc xung
    quanh vấn đề này. Vì thế em quyết định chọn đề tài : “ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN – LÝ
    LUẬN VÀ THỰC TIỄN ” với mong muốn góp ý kiến đánh gía nhằm hoàn thiện và đưa chính
    sách thuế đến gần với người dân và phát huy thật tốt vai trò của nó theo đúng định hướng mà
    Nhà nước đã đề ra.


    MỤC LỤC
    
    LỜI MỞ ĐẦU Trang
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
    1.1 Nguồn gốc ra đời thuế thu nhập cá nhân . 2
    1.2 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân: 3
    1.3 Nội dung cơ bản luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam . 5
    1.3.1 Đối tượng nộp thuế . 5
    1.3.2 Thu nhập chịu thuế 5
    1.3.3 Thu nhập được miễn thuế 7
    1.3.4 Giảm thuế - kỳ tính thuế 9
    1.3.5 Căn cứ tính thuế 9
    1.3.5.1 Đối với cá nhân cư trú 9
    1.3.5.2 Đối với cá nhân không cư trú 15
    1.3.6 Quản lý và hoàn thuế . 18
    1.4 Mô hình thuế thu nhập cá nhân ở một số nước 18
    1.4.1. Phần Lan. 19
    1.4.2. Nhật Bản. 20
    1.4.3. Hà Lan 23
    1.4.4. Trung Quốc 26
    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO - CHUẨN BỊ ÁP
    DỤNG LUẬT THUẾ MỚI
    2.1 Tình hình thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao giai đoạn 2000-200729
    2.2 Chuẩn bị áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân mới . 31
    2.2.1. Những mặt hạn chế về chính sách và biện pháp quản lý 31
    2.2.2. Nguyên nhân ban hành luật thuế TNCN 33
    2.2.3. Những điểm mới của luật thuế TNCN . 35
    2.2.4. Thuận lợi cho ngành thuế và người nộp thuế . 38
    2.2.5. Khó khăn cho ngành thuế và người nộp thuế 39


    CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
    3.1 Tình hình ngành thuế sau khi Việt Nam gia nhập WTO 41
    3.2 Các kiến nghị . 45
    3.3 Giải pháp 46
    3.3.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý ngành thuế 46
    3.3.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến người dân 47
    3.3.3. Những điểm mới của luật thuế TNCN . 49
    3.3.4. Hạn chế sử dụng tiền mặt . 50
    3.3.5. Đẩy mạnh việc kết hợp quản lý thuế TNCN . 51
    3.3.6. Hoàn thiện phương pháp quản lý thu thuế 52

    KẾT LUẬN . 55
     

    Các file đính kèm:

    • 06.rar
      Kích thước:
      459.4 KB
      Xem:
      0
Đang tải...