Tài liệu Thuế Quan

Thảo luận trong 'Toán - Thống Kê' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    I. BẢN DỊCH GỐC


    15.1: GIỚI THIỆU .3
    15.2: TỔN THẤT PHÚC LỢI TỪ THUẾ QUAN 3
    15.3:THUẾ QUAN, CÁC LOẠI THUẾ VÀ SỰ BIẾN DẠNG THUẾ 5
    15.4: QUYỀN LỰC DỊCH VỤ ĐỘC QUYỀN 9
    15.5: MỨC THUẾ TỐI ƯU VÀ SỰ TRÃ ĐŨA .11
    15.6 : HIỆU QUẢ BẢO VỆ .13
    15.7: LÃI KINH DOANH VỚI NHIỀU HÀNG HÓA, THUẾ THƯƠNG MẠI VÀ TRỢ CẤP 16
    15.8: KẾT LUẬN .18
    Tài liệu tham khảo .21


    II. BẢN TÓM TẮT .22



    15.1: GIỚI THIỆU


    Trong chương 5 chúng ta phản ánh một trạng thái cân bằng thương mại tự do với một trạng thái cân bằng tự cung tự cấp, trong đó một quốc gia không thể đạt 2 trạng thái cân bằng thương mại cùng một lúc.Cả hai trạng thái cân bằng đó, hầu như chưa từng nghe thấy trong thực tế.Thay vào đó, khi một quốc gia không tham gia vào thương mại, chính phủ của quốc gia đó sẽ dựng lên các rào cản khác nhau để hạn chế thương mại. Những rào cản phổ biến nhất là các loại thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá nước ngoài.Các khoản thuế này thường được gọi là thuế quan,chỉ đơn giản là một hình thức đánh thuế hàng hóa. Thuế quan đôi khi đánh vào hàng xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Ví dụ như trường hợp xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Canada sang Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có những hình thức khác của chính sách hạn chế thương mại nhưng trong chương này chỉ tập trung vào thuế. Các rào cản khác, chẳng hạn như hạn ngạch nhập khẩu, sẽ được thảo luận trong chương sau, và chúng tôi sẽ dành lại cho đến Chương 19 để đề cập chi tiết về lý do tại sao các chính sách đó được đưa vào sử dụng bởi các chính phủ.
    Bây giờ, chúng ta thiết lập hai lý do quan trọng mà các chính phủ có thể dựa vào đó để đánh thuế thương mại. Lý do thứ nhất, rất quan trọng là bảo vệ các hoạt động của ngành công nghiệp trong nước cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Ví dụ như tham gia vào khuôn khổ Heckscher-Ohlin, chúng ta sẽ hạn chế nhập khẩu thay vào đó là những yêu cầu cao hơn trong các lĩnh vực chuyên sâu của một nền kinh tế có các yếu tố khan hiếm. Hình thức cực đoan nhất của thuế quan bảo hộ sẽ là loại bỏ thuế nhập khẩu. Chúng tôi gọi đây là thuế quan cấm. Lý do thứ hai là để nâng cao nguồn thu cho chính phủ. Cách thức này phổ biến ở những nước đang phát triển, nơi việc thu thuế thương mại tại biên giới dễ dàng hơn việc xây dựng các loại thuế thu nhập trên diện rộng. Thật vậy, nhiều nhà xuất khẩu các sản phẩm thông thường bị đánh thuế xuất khẩu để tăng nguồn thu của nhà nước. Tuy nhiên, các loại thuế thương mại tương đối không quan trọng đối với nguồn thu cho việc phát triển kinh tế .


    15.2: TỔN THẤT PHÚC LỢI TỪ THUẾ QUAN


    Trong phần này chúng tôi tập trung vào nền kinh tế nhỏ phải đối mặt với tỷ lệ giá cố định thế giới.Đó là, các nước có thể giao thương ít hay nhiều tuỳ thích tại mức giá cố định thế giới là p*. Trong trường hợp này, mức thuế sẽ ảnh hưởng đến giá cân bằng giữa cung và cầu trong nước, nhưng chúng sẽ không ảnh hưởng đến p*. Ta cũng giả sử rằng mô hình lợi thế so sánh giống như việc một nước xuất khẩu hàng hoá Y nhập khẩu hàng hoá X. Chính phủ sẽ đánh thuế theo giá hàng trên từng đơn vị mà X nhập khẩu vào trong nước. Vì p* là cố định, giá trong nước của X sẽ tăng do tăng thuế. Cho p=px/py là tỷ lệ giá trong nước. Vì không đánh thuế xuất khẩu, mối quan hệ giữa tỷ lệ giá trong nước và tỷ lệ giá thế giới sẽ theo công thức sau: px = py(l + t) và py = p* hoặc px = p* (l + t). Do đánh thuế nhập khẩu vào hàng hoá X nên tỷ lệ giá trong nước sẽ lớn hơn tỷ lệ giá thế giới (p > p *).
    Đó là giá nội địa bị bóp méo bởi chính sách thuế quan, thay vì giá thế giới mà người tiêu dùng có thể chi trả và người sản xuất nhận được. Tất nhiên,việc kinh doanh thương mại vẫn còn phải được cân đối theo giá thế giới, bởi vì p* vẫn là giá mà một nước giao dịch với các nước khác trên thế giới. Thực tế này cho chúng ta điều kiện cân bằng được tóm tắt như sau:
    MRS=MRT=p=p*(1+t)>p* (15.1)
    px*(Xc - Xp)+ py*(Yc - Yp)=0 hoặc p = (Yc – Yp)/(Xp - Xc) (15.2)
    Chỉ số p và с biểu thị số lượng của một hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ, tương ứng với mỗi loại hàng hoá X và Y. Trong phương trình (15.1), người tiêu dùng và sản xuất trong nước sẽ tương đương với MRS tiêu thụ nội địa và MRT sản xuất nội địa cùng với giá nội địa,giá này sẽ lớn hơn giá thế giới. Như vậy, ở trạng thái cân bằng sau thuế quan, các độ dốc của đường bàng quan cộng đồng và đường biên sản xuất sẽ bằng nhau, nhưng lớn hơn độ dốc của giá thế giới. Phương trình (15.2) yêu cầu rằng các điểm sản xuất trong nước và tiêu thụ phải được liên hệ với giá thế giới.


    Mô hình 15.1: Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu
    Y
    X


    Những điều kiện cân bằng có nghĩa là với mức cân bằng thuế quan đã nêu phải như hình 15.1. Trong sơ đồ đó, A chỉ trạng thái cân bằng tự cung tự cấp, trong khi Cf và Qf chỉ các điểm thương mại tự do tiêu thụ và sản xuất tương ứng. Một mức thuế suất nhập khẩu của X sẽ cho kết quả sản xuất tại một điểm như Qt và kết quả tiêu thụ tại một điểm như Ct. Điểm Qt và Ct được liên kết bởi giá thế giới theo quy định của cán cân thanh toán hạn chế (Eq . (15,2)). Điểm Qt ,và Ct cũng đáp ứng (Eq.(15,1)) trong đó chúng ta có MRS - MRT> p *.
    Một số đặc điểm cân bằng sau thuế rõ ràng từ hình. (15.1) Đầu tiên, mức thuế quan sau phúc lợi (Ut) thấp hơn mức thương mại tự do (Uf), nhưng cao hơn mức tự cung tự cấp (Ua). Vì vậy, thuế suất dẫn đến một sự mất mát phúc lợi liên quan đến thương mại tự do nhưng chắc chắn không liên quan đến tự cung tự cấp. Thứ hai, thuế quan là nguyên nhân sản xuất di chuyển từ điểm tự do thương mại (Qf) trở lại về phía các điểm tự cung tự cấp (A). Thứ ba, việc giảm thuế quan nhập khẩu cũng gây ra sự suy giảm khối lượng xuất khẩu, mà phải đúng trong trường hợp không có bất kỳ sự thay đổi trong giá thế giới. Các tam giác thương mại mới là QtVCt . Cuối cùng, bởi vì xuất khẩu của VQt đơn vị của Y có giá trị VZ đơn vị của X với giá trong nước mà VCt với giá thế giới, các số ZCt mô tả nguồn thu thuế, được đo theo đơn vị nhập khẩu X. Chúng tôi giả thiết rằng chính phủ đã giảm nguồn thu từ người dân trong một thời kì, cho phép họ đạt được trạng thái cân bằng tiêu thụ tại điểm Ct.
    Những tác động vào phúc lợi, sản xuất và thương mại cho thấy tác dụng thiết yếu của thuế, để chuyển quốc gia từ thương mại tự do theo hướng tự cung tự cấp. Quốc gia sẽ có ít lợi ích hơn nhưng nó có một lợi thế so sánh và có thể bỏ qua một số các lợi ích từ thương mại. Thật vậy, thực tế là thu nhập quốc dân giảm từ ОNf đến ONt . Nếu thuế quan đều tăng liên tục, cuối cùng quốc gia sẽ không được lợi trong việc nhập khẩu bất kỳ hàng hoá X nào như trong hình (15.1) và sẽ định hướng quay trở lại trạng thái cân bằng tự cung tự cấp tại A. Như chúng ta đã đề cập, thuế quan này được gọi là một thuế quan cấm.
    Thuế quan sẽ hướng sự chuyển động này đi về phía tự cung tự cấp do giá trong nước sai lệch và bởi vì người sản xuất và người tiêu dùng trong nước phản ứng với giá trong nước, bằng cách làm sai lệch quyết định trong nước. Bằng cách tăng giá của X, thuế quan dường như làm cho X có giá trị hơn thực tế và do đó khuyến khích sản xuất trong nước để sản xuất nó nhiều hơn .Nguồn lực được chuyển sang từ các mô hình thật của các lợi thế so sánh của sự sai lệch này, vì vậy lợi ích từ chuyên môn bị mất. Giá tiêu dùng tương tự bị bóp méo, vì vậy lợi ích từ trao đổi cũng bị mất.


    Mô hình 15.2 : Tác động của thuế nhập khẩu đường cầu dư thừa



    Bây giờ kiểm tra tác động của các loại thuế quan bằng cách sử dụng một đường cầu dư thừa giống như trong chương 4. Trong hình. (15.2), đường cầu dư thừa cho Quốc gia nhỏ đi qua trục giá tại pa ,cho thấy rằng giá cả tương đối thấp, nền kinh tế sẽ chọn nhập khẩu X. Thực tế rằng đây là nền kinh tế nhỏ mô tả bởi sự tồn tại của đường cầu dư thừa co dãn hoàn hảo nước ngoài E* ở tỷ giá thương mại tự do p* . Các trạng thái cân bằng thương mại tự do liên quan đến mức nhập khẩu tính bằng giá Xf . Thêm vào đó thuế nhập khẩu phải chịu đối với X sẽ chuyển xuống phần cầu nhập khẩu của các đường cầu dư thừa X bằng phần trăm t. Ở đây, trong hình (15.2), E’x được xác định bởi mối quan hệ p'(l + t) = p, trong đó p cho giá dọc theo đường cầu dư thừa ban đầu. Lưu ý rằng thuế quan này sẽ cấm nếu giá thế giới p* ở giữa p'a và pa. Theo giá thế giới p* tại hình (15.2), thuế quan làm giảm nhập khẩu từ Xf xuống Xt , với xuất khẩu giảm xuống tương ứng p*Xt đơn vị của Y, dù thuế được áp dụng đối với hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Tỷ lệ giá trong nước liên quan tại các nhà nhập khẩu nhỏ trở thành p = p*(l + t ) trong khi nguồn thu thuế quan là hình chữ nhật pp*TS , được đo theo đơn vị Y.
    Một điểm quan trọng nữa là ngoài việc giảm thu nhập nói chung, thuế nhập khẩu còn phân phối lại thu nhập. Trong hình (15.1) thuế quan làm tăng giá trong nước của hàng hoá X và sản xuất di chuyển từ Qf đến Q¬t. Như chúng ta đã biết từ những phân tích trước đây, sự chuyển đổi này nói chung sẽ làm thay đổi giá yếu tố. Trong mô hình Heckscher-Ohlin, việc tăng giá và tăng sản xuất của X sẽ làm tăng thu nhập thực tế các yếu tố được sử dụng chuyên sâu trong sản xuất và giảm thu nhập thực tế các yếu tố khác (định lý Stolper-Samuelson). Như vậy, trong trường hợp này, tổn thất thể hiện ở hình (15.1) được chia không đồng đều, và yếu tố này thực ra phải tốt hơn hết. Bởi vì phúc lợi nói chung ở nền kinh tế giảm trừ các loại thuế quan, nó làm cho yếu tố khác phải chịu một tổn thất phúc lợi vượt quá mức an toàn. Những hệ quả của sự phân bổ mức bảo vệ sẽ giúp chúng ta giải thích tại sao có chính sách bảo hộ. Chương 19 sẽ tập trung vào vấn đề này.


    15.3:THUẾ QUAN, CÁC LOẠI THUẾ VÀ SỰ BIẾN DẠNG THUẾ


    Như chúng ta đã đề cập trước đây, thuế quan cũng là một loại thuế đặc biệt. Mục đích của phần này là để mở rộng khái niệm về thuế quan cũng như các loại thuế và để phân tích mối quan hệ giữa thuế quan với các loại thuế khác. Từ mô hình 15,1 ta có thể thấy rằng thuế nhập khẩu đối với X có tác dụng nâng cao cả giá tính đối với người tiêu dùng và giá nhận được từ các nhà sản xuất. Điều này gây bất lợi cho người tiêu dùng của X và giúp các nhà sản xuất của nó. Thuế quan đóng vai trò như thuế tiêu dùng và trợ cấp sản xuất. Trong thực tế, thuế quan có tác dụng tương đương với thuế tiêu thụ kết hợp với trợ cấp sản xuất. Từ thông tin trong hình 15,1, chúng ta thấy rằng nó không thể cho biết trạng thái cân bằng tại Ct được gây ra bởi thuế nhập khẩu hoặc bởi một thuế tiêu thụ/trợ cấp sản xuất kết hợp trên X.


    Thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu


    Nó là một cái gì đó khó khăn hơn để nắm bắt được tại điểm đó mức thuế nhập khẩu đối với X là chính xác tương đương với số thuế xuất khẩu đối với Y. Như chúng ta đã chỉ ra trước đây, kim ngạch nhập khẩu tương đương với kim ngạch xuất khẩu. Hãy nhớ rằng các mức thuế nhập khẩu đối với X làm tăng giá ở trong nước trên mức giá thế giới (px> p *) trong khi làm cho giá ở trong nước của Y bằng với giá thế giới (py = p*). Ảnh hưởng của thuế quan về giá tương đối là để thiết lập p> p*. Về phần mình, một thuế xuất khẩu thiết lập các mối quan hệ sau đây giữa giá trong nước của Y và giá cả thế giới: py – p* (l - t) . (Lưu ý rằng đối với những nước nhỏ, thuế sẽ làm giảm giá trong nước nhận được từ những nhà sản xuất của những mặt hàng xuất khẩu bằng cách giảm số tiền thuế, bởi vì hàng xuất khẩu phải được bán với mức giá cố định của thế giới.) Như vậy,thuế phân chia giữa giá trong nước và thế giới đối với Y (py <p*) trong khi làm cho mức giá trong nước của X bằng mức giá thế giới (px = p*). Tác động của thuế xuất khẩu cũng là để thiết lập p> p*. Nhìn lại một lần nữa vào các thông tin trong hình 15.1, chúng ta nhận thấy rằng nó không thể cho biết liệu các trạng thái cân bằng tại Ct được tạo ra bởi một thuế quan nhập khẩu hay thuế quan xuất khẩu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...