Luận Văn Thuế Quan Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập AFTA

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG .

    GVHD : GSTS BÙI XUÂN LƯU


    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Lý do lựa chọn đề tài

    Ngày 28 tháng 1 năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 - tổ chức tại Singapo, Hiệp định về chương trình ưu đãi có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA ) được ký kết và được sửa đổi bằng Nghị định thư sửa đổi Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ( CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ngày 15 tháng 12 năm 1995, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 – tại Băng cốc, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa các thành viên của ASEAN ( lúc này mới chỉ bao gồm sáu nước, chưa có Việt Nam ). Tháng 7 năm 1995 Việt nam chính thức gia nhập ASEAN và công bố gia nhập Chương trình Thuế quan ưu đói cú hiệu lực chung (viết tắt theo tiếng Anh là CEPT ), cùng với các nước thành viên khác trong ASEAN hướng tới mục tiêu loại bỏ các hàng rào phi thuế quan và cắt giảm dần thuế quan của phần lớn các mặt hàng xuống đến mức 0-5%.

    Theo lộ trình cắt giảm thuế đề ra của CEPT / AFTA cho Việt Nam là bắt đầu từ năm 1998 và kết thúc vào năm 2006, đầu năm 1996, Việt Nam đó cụng bố 857 mặt hàng ở diện giảm thuế 5 - 0% và thêm vào đó là 60% cỏc mặt hàng đó cú sẵn mức thuế 5% hoặc thấp hơn 5% đã và đang dần từng bước thực hiện tiến trỡnh tham gia AFTA. Như vậy có nghĩa là vai trò của Thuế quan Việt Nam trong quá trình hội nhập sẽ dần dần thay đổi theo hướng công bằng hơn giữa hàng sản xuất trong nước và hàng Nhập khẩu, sự bảo hộ của nhà nước cho các doanh nghiệp thông qua hàng rào thuế quan cung như phi thuế quan cũng sẽ dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, đứng trước tình hình đó không ít Doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ cũng như nắm vững được tác động của nó đến quá trình sản xuất kinh doanh của mình, hay nói cách khác là chưa thực sự cảm nhận được những cơ hội cũng như thách thức sẽ phải đối mặt khi Việt nam thực hiện đầy đủ cam kết cắt giảm thuế quan.

    Xin trích lời nhận xét của ông Trần Xuõn Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế: "Về mặt tổ chức và triển khai thực hiện CEPT của Việt Nam thời gian qua cú thể núi rằng việc hợp tỏc thực hiện chưa được hiệu quả, cũn mang tớnh bị động, đối phú . Cho đến nay mới chỉ cú cỏc cơ quan cấp Bộ, ngành tham gia vào cỏc lĩnh vực liờn quan đến AFTA, cũn cỏc doanh nghiệp hầu như vẫn đứng ngoài cuộc". Bờn cạnh đú, "để thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam bắt đầu từ năm 1998, thỡ thời gian cũn lại cho cỏc doang nghiệp Việt Nam đổi mới cụng nghệ, làm quen dần với mụi trường cạnh tranh . là quỏ ngắn ngủi". Trên thực tế các Doanh nghiệp chưa được cập nhật thông tin từ các Bộ, Nghành tham gia vào quá trình thực hiện cam kết, đặc biệt là các Doanh nghiệp làm Ngoại thương. Một cơ hội cho việc mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam trong khu vực, đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong chiến lược phát triển của ASEAN “ Tầm nhìn ASEAN”, điểm quan trọng là mục tiêu tiến tới khu vực mậu dịch tự do ASEAN. ý thức được tình hình cấp thiết trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Thuế quan Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA” làm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp của mình.

    2. Mục đích của Khoá luận

    Mục đích của khoá luận là nghiên cứu có hệ thống tình hình thực hiện cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ Hiệp định CEPT của Việt nam và những tác động của việc thực hiện cam kết này đến các Doanh nghiệp làm kinh doanh Xuất nhập khẩu theo những đòi hỏi hội nhập để từ đó đề xuất những giải nhằm thực hiện cam kết này có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

    3. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận

    Để thực hiện được mục đích trên khoá luận sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về duy vật biên chưóng và duy vật lịch sử, vân dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước về kế hoạch và chiến lược thực hiện các cam kết kinh tế Quốc tế.

    Ngoài ra, luận văn cũng chú trọng sử dụng kết hợp các phương pháp luận của kinh tế học hiện đại, thống kê họcm kết hợp phương phá đối chiếu so sánh, tổng hợp. phương pháp khái quát và hệ thống hoá tài liệu .

    4. Nội dung của Khoá luận

    Ngoài phần phụ lục, lời nói đầu kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu thành 3 chương như sau:


    Chương I: Sự hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA

    Chương II: Những khó khăn và thuận lợi của Doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA

    Chương III: Kiến nghị giải pháp thực hiện hiệu quả Hiệp định CEPT/ AFTA .




    MỤC LỤC

    Lời nói đầu

    CHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN AFTA .1

    1.1. Khái quát chung về hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) 1

    1.1.1. Sự ra đời của ASEAN 1

    1.1.2. Chức năng và nguyên tắc hoạt động của ASEAN 4

    1.1.3. Cơ cấu tổ chức hợp tác kinh tế của ASEAN 5

    1.1.4. Kế hoạch và triển vọng phát triển hợp tác ASEAN .8

    1.2. Toàn cầu hoá và sự ra đời của AFTA .9

    1.2.1. Khái quát về toàn cầu hóa 9

    1.2.2. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đến liên kết ASEAN .11

    1.2.2.1. Cơ hội của toàn cầu hoá đối với liên kết ASEAN .11

    1.2.2.2. Thách thức của toàn cầu hoá đối với liên kết ASEAN 12

    1.2.3. Sự ra đời Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA .14

    1.2.3.1. Sự ra đời của AFTA 14

    1.2.3.2. Mục tiêu của AFTA 17

    CHƯƠNG II NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CẮT GIẢM THUẾ QUAN HỘI NHẬP AFTA 21

    1.3. Các nội dung cơ bản của CEPT / AFTA 21

    1.3.1. Nội dung loại bỏ các hàng rào phi thuế quan 21

    1.3.2. Nội dung loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (Non Tariff Barriers - NTBs) và các hạn chế định lượng (Quantitative Restriction - QR) .25

    1.4. Cam kết về thuế của Việt Nam tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) .25

    1.4.1. Tiến trình thực hiện AFTA của các nước ASEAN .25

    1.4.2. Tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam cho đến nay .26

    1.4.3. Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể giai đoạn 2001-2006 để thực hiện AFTA

    của Việt Nam 28

    1.4.4. Cải cách về thuế quan của Việt Nam 30

    1.4.5. Việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 - 2003 .33

    1.5. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA .35

    1.5.1. Những thuận lợi .39

    1.5.2. Những khó khăn .47

    CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CAM KẾT CẮT GẢM THUẾ QUAN TẠI VIỆT NAM .52

    1.6. Một số quan điểm và định hướng của Việt Nam trong hợp tác và hội nhập với

    ASEAN .52

    1.6.1. Triển vọng hợp tác kinh tế - thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 52

    1.6.2. Những quan điểm và nguyên tắc cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế

    của Việt Nam .55

    1.6.3. Những định hướng lớn cho việc thực hiện có hiệu quả các kết kinh tế - thương mại với ASEAN 56

    1.6.4. Những vấn đề cần quan tâm trong quá trình thực hiện cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ CEPT/AFTA 58

    1.7. Một số giải kiến nghị thúc đẩy thực hiện hiệu quả cam kết cắt giảm thuế quan trong khuông khổ CEPT/AFTA .60

    1.7.1. Về phía nhà nước .61

    1.7.1.1. Gải pháp về đào tạo cán bộ và nâng cao năng lực doanh nghiệp .62

    1.7.1.1.1. Đào tạo cán bộ .63

    1.7.1.1.1. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp .64

    1.7.1.2. Một số giải pháp về Chính sách và thị trường 67

    1.7.1.2.1. Về chính sách thương mại .67

    1.7.1.2.2. Về chính sách tài chính 68

    1.7.2. Về phía doanh nghiệp 70

    1.7.2.1. Những việc cỏc doanh nghiệp cần làm trong tiến trỡnh thực hiện 70

    1.7.2.2. Một số giải phỏp cho quỏ trỡnh tổ chức thực hiện 72

    1.7.2.3. Một số giải phỏp cho quỏ trỡnh tổ chức thực hiện 74

    Kết luận

    Phụ Lục

    Tài Liệu tham khảo .




    CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU TRÊN DƯỚI DẠNG FILE WORD
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...