Tài liệu Thuế quan và qui tắc của GATT và WTO đối với Thuế quan

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Thuế quan và qui tắc của GATT và WTO đối với Thuế quan




    LỜI MỞ ĐẦU



    Trong một năm qua, chúng ta cũng đă thực thi nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO của ḿnh. Chúng ta đă xây dựng và hoàn chỉnh nhiều văn bản pháp quy quan trọng nhằm đưa hệ thống pháp luật về kinh tế - thương mại phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và các quy định của WTO. Cho đến nay, việc sửa đổi hoặc ban hành mới các luật và pháp lệnh theo cam kết đă hoàn tất, chỉ c̣n một số văn bản dưới luật đang hoàn thiện. Chúng ta cũng chủ động sửa đổi khoảng 30 luật và pháp lệnh cho phù hợp với các nguyên tắc và qui định của WTO.

    Về dỡ bỏ hàng rào quan thuế, từ đầu năm 2007, Việt Nam bắt đầu cắt giảm gần 2000 ḍng thuế theo cam kết gia nhập WTO, trong đó có bao gồm các mặt hàng quan trọng như dệt may, hàng tiêu dùng, thiết bị xây dựng Việt Nam cũng nỗ lực mạnh mẽ cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy mạnh chống tham nhũng. Trên thực tế, trong nhiều lĩnh vực, chúng ta đă mở cửa thị trường nhanh hơn, rộng hơn so với cam kết, trước hết là v́ lợi ích phát triển của nền kinh tế quốc dân.

    Để t́m hiểu và nghiên cứu vấn đề hiện nay đang rất có sự ảnh hưởng cao đến các tổ chức doanh nghiệp và cá thể kinh doanh khi đă là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, tôi đă chủ động lựa chọn đề tài Thuế quan và qui tắc của GATT và WTO đối với Thuế quan.









    NỘI DUNG

    I. THUẾ QUAN, TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ QUAN TỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

    1. Những khái niệm liên quan đến Thuế quan:

    * Thuế quan: loại thuế áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu. Được tính theo giá trị hàng hoá (theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá) hoặc theo một cơ sở cố định (ví dụ 7 đô la trên 100 kg). Thuế quan sẽ tạo lợi thế về giá cho các sản phẩm nội địa cùng loại và là một nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

    * Hàng rào thuế quan: là những biện pháp kinh tế và quản lí kinh tế mà chính phủ một nước đặt ra đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác, nhằm hạn chế việc nhập hàng hoá đó vào nước ḿnh nhằm bảo vệ nền kinh tế và an ninh quốc gia. Có các biện pháp như: đánh thuế nhập khẩu cao, hoặc quy định hạn ngạch nhập khẩu, các tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe, kiểm soát ngoại hối . (thường được gọi là hàng rào phi thuế quan). Các nước tư bản thường sử dụng HRTQ để bảo hộ hàng sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh của hàng nước ngoài, để cải thiện cán cân buôn bán và cán cân thanh toán, hoặc để trả đũa đối phương trong trường hợp đấu tranh mậu dịch. Việc sử dụng HRTQ có thể dẫn tới những cuộc xung đột trong quan hệ kinh tế, quan hệ thương mại giữa các nước hữu quan, thậm chí c̣n có thể dẫn đến mâu thuẫn lớn, thường gọi là chiến tranh thương mại.

    * Cố định mức thuế trần: cam kết không được tăng thuế quan lên cao hơn mức đă thoả thuận. Trong trường hợp một mức thuế quan trần được ấn định, sẽ không được phép nâng thuế quan lên cao hơn mức này nếu không có h́nh thức bù lỗ cho bên bị thiệt hại.

    * Mức thuế đỉnh: mức thuế quan lương đối cao, thường được áp dụng đối với các sản phẩm “nhạy cảm” trong khi mặt bằng thuế quan chung lại thấp. Đối với các nước công nghiệp phát triển, mức thuế trần15% thường được coi là “mức thuế đỉnh”.

    * Mức thuế hại: mức thuế quan thấp đến mức chi phí cho việc thu thuế c̣n cao hơn số tiền thu được.

    * Free-rider - hay quốc gia được hưởng lợi mà không cần

    phải có đi có lại - Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nước không đưa ra các cam kết nhượng bộ trong thương mại nhưng lại được giảm thuế quan và có

    được sự nhượng bộ của các nước thông qua đàm phán trên cơ sở nguyên tắc tối huệ quốc.

    * Thuế quan lũy tiến: Đánh thuế các bán thành phẩm nhập khẩu cao hơn so với nguyên liệu nhập khẩu, nhưng thấp hơn so với với thành phẩm nhập khẩu. Đây là biện pháp để bảo vệ công nghiệp chế biến trong nước và hạn

    chế mọi hoạt động chế biến tại các nước có nguyên vật liệu.

    * Thuế chống bán phá giá: Điều VI Hiệp định GATT 1994 cho phép áp dụng đối với hàng hoá bán phá giá một loại thuế chống phá giá ngang bằng với khoản chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá trị thực của hàng hoá bán phá giá nếu như việc bán phá giá gây thiệt hại cho các nhà sản xuất mặt hàng đó tại nước nhập khẩu.

    2. Vai tṛ của Thuế quan trong thương mại quốc tế:

    Thuế quan đóng vai tṛ hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế đất nước, bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, đóng góp số thu cho ngân sách. Tuy nhiên, khi Việt Nam đă là thành viên chính thức của WTO, việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng con đường thuế quan không c̣n phù hợp.

    Hiện nay, Việt Nam đă thiết lập mối quan hệ thương mại với 160 nước và vùng lănh thổ, tham gia 86 hiệp định thương mại, 46 hiệp định hợp tác đầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trên 70 nước, chính thức là thành viên thứ 150 của WTO năm 2006. Đối với mỗi quốc gia, thuế quan có vai tṛ quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước; đóng góp nguồn thu cho ngân sách và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia.

    Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hóa được chuyên chở qua biên giới quốc gia hoặc lănh thổ hải quan. Thuế quan gồm thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu (thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu). Thuế xuất khẩu là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia. Trái lại, ở nhiều nước phát triển người ta không sử dụng thuế xuất khẩu do họ không đặt mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách từ thuế xuất khẩu. V́ vậy, ở những nước đó, khi nói tới thuế quan người ta đồng nhất nó với thuế nhập khẩu. Để xác định mức độ chịu thuế của các hàng hóa khác nhau mỗi nước đều xây dựng một biểu thuế quan. Biểu thuế quan là một bảng tổng hợp quy định một cách có hệ thống các mức thuế quan đánh vào các loại hàng hóa chịu thuế khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Biểu thuế quan có thể được xây dựng dựa trên phương pháp tự định hoặc phương pháp thương lượng giữa các quốc gia. Có hai biểu thuế quan là biểu thuế quan đơn và biểu thuế quan kép. Biểu thuế quan đơn là biểu thuế quan trong đó chỉ quy định một mức thuế quan cho mỗi loại hàng hóa. Hiện nay, hầu hết các nước không c̣n áp dụng biểu thuế quan này. Biểu thuế quan kép là biểu thuế quan trong đó mỗi loại hàng hóa quy định từ hai mức thuế trở lên. Những loại hàng hóa có xuất xứ khác nhau sẽ chịu những mức thuế khác nhau.

    Thuế quan có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, theo phương pháp tính thuế, thuế quan được chia thành thuế quan đặc định, thuế suất theo giá trị và thuế suất hỗn hợp. Thuế suất đặc định là thuế tính trên một đơn vị hiện vật của hàng hóa, ví dụ thuế tính trên 1 tấn, 1 chiếc . Thuế trị giá là thuế đánh vào giá trị hàng hóa và được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa đó. Thuế quan hỗn hợp là sự kết hợp giữa thuế đặc trưng và thuế suất theo giá trị. Theo mục đích đánh thuế, thuế quan được phân chia thành thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ. Thuế quan tài chính là thuế quan nhằm vào mục tiêu tăng thu cho ngân sách quốc gia. Thuế quan bảo hộ là thuế quan nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Theo mức thuế, thuế quan được chia ra mức thuế tối đa, mức thuế tối thiểu và mức thuế ưu đăi. Mức thuế tối đa được áp dụng cho những hàng hóa có xuất xứ từ các nước chưa có quan hệ thương mại b́nh thường. Mức thuế tối thiểu được áp dụng cho những hàng hóa có xuất xứ từ các nước có quan hệ b́nh thường. Mức thuế ưu đăi được áp dụng cho hàng hóa xuất xứ từ các nước có thỏa thuận hợp tác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...