Tiểu Luận Thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU.
    Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chính sách kinh tế của mình, quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Căn cứ vào từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước mà thuế quan được sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau. Dưới đây nhóm xin đưa ra một số đánh giá về thực tiễn áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong những năm gần đây.
    B. NỘI DUNG
    I. Lí luận chung về thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam.
    1. Khái niệm thuế nhập khẩu và quá trình hình thành phát triển pháp luật thuế nhập khẩu.
    Thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các loại hàng hóa dịch chuyển qua cửa khẩu các quốc gia và các loại hàng hóa dịch chuyển ở khu thuế quan( khu chế xuất của Doanh nghiệp nước ngoài). Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước ta ban hành ngày 29 -12 -1987. Ðạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch. Do đó có sự phân biệt trong áp dụng chế độ thu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 26 -12 -1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 5 -7- 1993. Luật này được Quốc hội thông qua ngày 20 -5 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 -1- 1999. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hoá mậu dịch ban hành năm 1987. Theo đó, Nhà nước thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không phân biệt tính chất hàng hoá là xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch hay phi mậu dịch.
    2. Nội dung cơ bản của luật thuế nhập khẩu ở nước ta.
    a. Đối tượng đánh thuế và đối tượng nộp thuế
    a1. Người nộp thuế
    Theo quy định tại Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005: người nộp thuế nhập khẩu là tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trên thực tế, cụm từ “tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập thuộc diện chịu thuế nhập khẩu” thường được hiểu chính là người đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu. Về nguyên tắc, một tổ chức hay cá nhân chỉ được xem là người nộp thuế nhập khẩu khi chủ thể đó thỏa mãn hai điều kiện: thứ nhất, là người trực tiếp đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài; thứ hai, hàng hóa di chủ thể do nhập khẩu với nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu.
    Trong thực tiễn pháp lí, người nộp thuế nhập khẩu thường bao gồm:
    - Người trực tiếp đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho chính mình (kể cả trường hợp tổ chức, cá nhân Việt nam nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về để bán tại Việt Nam với tư cách là bên đại lí tiêu thụ sảm phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo hợp đồng đại lí tiêu thụ sản phẩm)
    - Người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa cho chủ thể khác theo hợp đồng ủy thác nhập khẩu;
    Trong một số trường hợp người làm thủ tục nộp thuế nhập khẩu với hải quan có thể là người được người nộp thuế ủy quyền như đại lí hải quan, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ quản lí thuế, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh hoặc tổ chức tín dụng là người bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng là người nộp thuế nhập khẩu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...