Thạc Sĩ Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong bối cảnh thị trường thay đổi rất nhanh cùng với nền kinh tế hiện đại, xu hướng toàn cầu hóa trong các lĩnh vực diễn ra mạnh mẽ, trong đó toàn cầu hóa trong kinh tế là diễn ra mạnh mẽ nhất. Với xu hướng này, quá trình đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam cùng với các luồng vốn quốc tế sẽ chu chuyển liên tục giữa các quốc gia. Trong xu thế đa đạng hóa đó, lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ tư vấn về kỹ thuật cũng phát triển không kém. Theo số liệu báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài thì trong năm 2008, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 572 dự án với tổng số vốn đăng ký là 32,62 tỷ đô la Mỹ. Với quy mô như vậy, việc thực hiện và quản lý được các khoản thuế phát sinh trong quá trình đầu tư trên của các bên có liên quan thật sự là quan trọng; và thật sự càng quan trọng hơn là các khoản thuế đối với những đối tượng không hiện diện tại Việt Nam, trong đó thuế nhà thầu là một khoản thuế quan trọng cần phải xem xét vì tính chất phức tạp và mới mẻ của nó. Vì lý do này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” để thực hiện luận văn Thạc sỹ.


    2. Mục tiêu – Phương pháp nghiên cứu

    Mục tiêu nghiên cứu

    Đề tài hướng đến việc thiết lập cơ chế và các quy định về chính sách thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, qua đó góp phần bổ sung và hoàn thiện chính sách thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

    Phương pháp nghiên cứu

    Dựa vào nền tảng là Lý thuyết trò chơi và những nhân tố có liên quan trong học thuyết này để làm căn cứ phân tích các khía cạnh khác nhau trong chính sách thuế nhà thầu tại Việt Nam. Cụ thể các nhân tố sẽ như sau:

    Người chơi (Players): những đối tượng tham gia và chịu tác động của chính sách thuế nhà thầu ngày càng được mở rộng trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế. Trong số các đối tượng đó thì thuế này chủ yếu chi phối đến các tổ chức không có tư cách pháp nhân tại một quốc gia hoặc các cá nhân không thường trú tại quốc gia này.
    Giá trị gia tăng (Added values): khi nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế nhà thầu thì không những chỉ làm thay đổi các quy định trong thuế này mà còn có tác động đến nhiều loại thuế khác, nhiều chính sách khác trong công tác xây dựng, đầu tư mang lại một giá trị tăng thêm cho hệ thống thuế của quốc gia.
    Quy tắc (Rules): cần xem xét cách mà thuế nhà thầu chi phối cũng như tính toán số thuế phải nộp thông qua các quy tắc, từ đó có thể điều chỉnh một cách hợp lý hơn các quy tắc hiện hành trong thuế này.
    Chiến lược (Tactics): cần phải xem xét kỹ các bên tham gia trong chính sách, điều mà họ mong muốn cũng như điều mà một chính sách thuế cần quản lý để có thể đảm bảo tính tương đối của một chính sách thuế, không quá cứng nhắc nhưng phải mang tính quản lý nguồn thu cho ngân sách.
    Phạm vi (Scope): xác định phạm vi trong một quá trình tham gia giữa các bên sẽ làm cho những đối tượng nhận thức rõ về vai trò và vị trí của mình trong trò chơi giữa các quốc gia khác nhau.
    Bên cạnh Lý thuyết trò chơi làm nền tảng cơ bản trong quá trình nghiên cứu thì đề tài còn dựa vào một số phương pháp sau:
    Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp và nghiên cứu lý luận của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, còn dùng phương pháp so sánh, phân tích từ những số liệu thông tin thu thập được để từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn thuế này.
    Ngoài ra luận văn còn dùng phương pháp logic trong việc hệ thống hóa các yếu tố của văn bản luật và đưa ra phương án phù hợp.


    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    Đề tài sẽ cung cấp những nội dung nền tảng cho việc nghiên cứu chi tiết, đồng thời góp phần cải cách một bộ phận trong hệ thống cũng như quá trình cải cách thuế của Việt Nam, đồng thời cung cấp một cái nhìn tổng quát về mối quan hệ đặc biệt giữa thuế này

    với các lĩnh vực khác như đầu tư, xây dựng trong việc thu hút vốn nước ngoài nhằm có sự thay đổi đồng bộ, nhất quán và hợp lý hơn trong nền kinh tế - xã hội hiện nay.


    4. Những điểm nổi bật của Luận văn

    Luận văn đã tìm hiểu, tổng hợp, nghiên cứu khá chi tiết và tương đối cụ thể các chính sách thuế nhà thầu của các quốc gia trên thế giới có ảnh hưởng đến chính sách chung của Việt Nam; bản chất của thuế nhà thầu; phân tích được những ưu điểm và hạn chế của chính sách thuế nhà thầu hiện hành của Việt Nam; đề xuất được những giải pháp phù hợp với khuôn khổ chung của Đảng và Nhà nước, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm giúp Việt Nam định hướng dần vào nền kinh tế toàn cầu.


    5. Kết cấu luận văn

    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, Luận văn được chia thành ba chương như sau:

    Chương 1: Tổng quan về thuế nhà thầu

    Chương 2: Thực trạng về thuế nhà thầu ở Việt Nam

    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhà thầu ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...