Tiểu Luận Thuế hiệu quả

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: THUẾ HIỆU QUẢ

    Tiểu luận cao học của trường ĐH kinh tế TP.HCM. Bài tiểu luận bao gồm 2 file world và pp

    I. Khái niệm về thuế hiệu quả
    1.1 Các khái niệm
    Để tìm hiểu về thuế hiệu quả trước tiên ta phải nắm rõ các khái niệm về thặng dư: thặng dư của nhà tiêu dùng, thặng dư của nhà sản xuất và thặng dư của xã hội .

    Hình 1: Tổn thất vô ích
    Trước khi chính phủ đánh thuế: Điểm cân băng là Q1, P2
    · Thặng dư của người tiêu dùng (CS) thể hiện bằng chêch lệch giữa thặng dư của số tiền người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho một lượng hàng hóa nhất định và số tiền người tiêu dùng thật sự chi trả. Theo hình thặng dư tiêu dùng là A+B+C
    · Thặng dư của nhà sản xuất (CS) phần chênh lệch giữa giá thị trường mà người sản xuất nhận được cho sản phẩm của mình và giá thấp hơn mà người đó sẵn sàng chấp nhận vì đủ để bù đắp các chi phí sản xuất đồng thời mang lại một lợi nhuận bình thường. D+E+F
    · Thặng dư của xã hội là tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. A+B+C+ D+E+F
    Giả sử sau khi chính phủ đánh thuế: Điểm cung cầu cần bằng mới là Q2 ,Pb.
    · Thặng dư của người tiêu dùng chỉ còn lại A
    · Thặng dư của nhà sản xuất chỉ còn F
    · Số thuế chính phủ nhận được là B+D
    · Thặng dư xã hội là: A+ F+ B+D
    ð Tổn thất xã hội do đánh thuế là C+ E
    Đứng trên các góc độ khác nhau sẽ có cái nhìn khác nhau về thuế hiệu quả. Với chính phủ thuế hiệu quả là khi số tiền thuế thu được phải nhiều nhất; tức diện tích B+D phải lớn nhất. Từ góc độ xã hội, thuế hiệu quả là việc đánh thuế của chính phủ chỉ làm tổn thất xã hội ở mức tối thiểu; tức diện tích C+E nhỏ nhất. Trong giới hạn bài nghiên cứu của nhóm tập trung vào thuế hiệu quả trê góc độ xã hội.
    1.1 Các yếu tố tác động tới tính hiệu quả của thuế.

    Hình 2
    Tổn thất xã hội thể hiện bởi tam giác ABC. Trong đó phần tổn thất của xã hội từ sự suy giảm thặng dư của người tiêu dùng là AHC, từ sự suy giảm thặng dư của nhà sản xuất là BHC. Rõ ràng, AHC> BHC; người tiêu dùng chịu thuế nhiều hơn ngươi sản xuất nên cũng chịu nhiều tổn thất vô ích do thuế gây ra hơn người sản xuất.
    Hình 3
    Do đường cầu co giãn nhiều theo giá nên một sự tăng giá sản phẩm đã gây sự sụt giảm rất lớn trong sản lượng làm tổn thất vô ích của xã hội lớn hơn trong trường hợp đầu tiên. Như vậy sự co giãn của cầu cũng ảnh hưởng tới mức tổn thất vô ích của xã hội.
    Kết luận: Tính không hiệu quả của đánh thuế được quyết định bởi mức độ mà người tiêu dùng và người sản xuất thay đổi hành vi để tránh thuế; tổn thất xã hội được gây ra là do bởi cá nhân và nhà sản xuất đưa ra lựa chọn sản xuất và tiêu dùng không hiệu quả để tránh thuế. Mặt khác, nó cũng phụ thuộc vào mức thuế mà chính phủ ấn định với nhà sản xuất (hoặc người tiêu dùng).

    I. Phân tích tác động của thuế đến hiệu quả kinh tế
    2.1 Tác động của thuế gián thu
    2.1.1 Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là:
    - Thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán
    - Tất cả các hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau. Nghĩa là hàng hóa phải cùng một cấp chất lượng và số lượng. Các hàng hóa bán ra không khác nhau về quy cách, phẩm chất, mẫu mã. Người mua không phải quan tâm đến việc họ mua các đơn vị hàng hóa đó của ai.
    - Tất cả người bán và người mua đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi.
    - Không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của một người mua hay một người bán.
    Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì hiệu quả của thị trường được thể hiện qua đồ thị sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...