Luận Văn Thuế GTGT ở Việt Nam hiện trạng và Một số Giải pháp

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thuế GTGT ở VN hiện trạng và Một số Giải pháp

    Lời nói đầu

    Thuế GTGT áp dụng ở Việt nam từ năm 1999 thay cho thuế doanh thu là một loại thuế mới có sự thay đổi căn bản về cách tính thuế, biện pháp hành thu. Việc ban hành thuế GTGT là một bước cải cách quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của Việt nam.
    Về mặt lý thuyết, thuế GTGT mang tính khoa học rất cao, có khả năng tạo được công bằng trong việc thu thuế, thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động, hạ giá thành để cạnh tranh thuận lợi ở trong và ngoài nước. Điểm nổi bật của thuế GTGT là khắc phục được nhược điểm thu trùng lắp, chồng chéo qua nhiều khâu của thuế doanh thu. Từ lâu sự chồng chéo này của thuế doanh thu đã gây nhiều kêu ca, phàn nàn của hầu hết cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả hàng hoá. Thuế doanh thu tính trên toàn bộ giá bán qua từng khâu có nghĩa là trong trường hợp mua cao, bán hạ, doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế doanh thu. Ngược lại thuế GTGT chỉ thu trên giá trị tăng thêm mà doanh nghiệp tạo ra, thậm chí doanh nghiệp còn được hoàn thuế đầu vào cao hơn thuế đầu ra. Hơn nữa thuế GTGT còn có tác dụng góp phần thúc đẩy xuất khẩu, khuyến khích phát triển sản xuất, chống thất thu có hiệu quả, bảo đảm nguồn thu cho NSNN.
    Sau hơn 2 năm thực hiện luật thuế GTGT, chúng ta đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên do thuế GTGT là một phương pháp đánh thuế tiên tiến nhưng còn rất mới đối với Việt Nam nên không tránh khỏi những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
    Hơn lúc nào hết, nghiên cứu kinh nghiệm thế giới, phân tích thực tế ở Việt Nam để nhanh chóng phát hiện những vấn đề nảy sinh, tìm ra được những giải pháp thích hợp là điều kiện cực kỳ quan trọng đảm bảo sự thành công toàn diện và vững chắc của việc triển khai thuế GTGT ở Việt Nam.
    Qua một thời gian nghiên cứu, kết hợp với những hiểu biết của bản thân em chọn đề tài “Tác động của thuế GTGT tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam” để nghiên cứu.
    Đề tài bao gồm 3 Phần :
    Phần I: Thuế GTGT
    Phần II: Tác động của thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
    Phần III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam


    Phần I :

    THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ GTGT
    1. Khái niệm.
    Theo điều 1 của luật thuế GTGT: “Thuế GTGT là thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
    - Thuế GTGT là loại thuế đánh trên diện rộng, bởi lẽ qua loại thuế này về mặt lý thuyết mọi hàng hoá và dịch vụ đều có thể đưa vào diện đánh thuế.
    - Thuế GTGT là một loại thuế tính trên giá thể hiện ở chỗ tiền thuế phải được tính trên một tỷ lệ % nhất định trên giá cả mà không phải là số tiền cố định trên hàng hoá và dịch vụ.
    - Thuế GTGT đánh trên nhiều giai đoạn khác nhau từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ các loại hàng hoá và dịch vụ.
    Trong đó giá trị tăng thêm là khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và khoản giá trị tăng thêm này do người tiêu dùng chịu.
    2. Mục đích.
    Mục đích của thuế GTGT là nhằm khuyến khích chuyên môn hoá cao, khuyến khích các nhà doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tạo tích luỹ cao cho doanh nghiệp, tăng tỷ lệ huy động cho NSNN. Thuế GTGT góp phần khuyến khích mạnh mẽ sản xuất hàng hoá xuất khẩu vì mức thuế hàng xuất khẩu 0%, ngoài ra còn được thoái trả lại toàn bộ số thuế GTGT đã nộp ở khâu trước, tạo điều kiện cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Thuế GTGT hàng nhập khẩu có tác dụng thiết thực bảo vệ sản xuất kinh doanh hàng nội địa, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá theo hướng xuất khẩu.
    3. Vai trò của thuế.
    Trong nền kinh tế thị trường, thuế có các vai trò chủ yếu sau:
    ỉ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước: thuế là nguồn thu vật chất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của bộ máy nhà nước và các mục tiêu kinh tế xã hội khác. để có một nền tài chính quốc gia lành mạnh thì chủ yếu phải dựa vào nguồn thu từ mọi nội bộ nền kinh tế quốc dân. tuy nhiên, giới hạn của thuế không bao giờ cho phép lớn hơn hoặc bằng thu nhập quốc gia thuần.
    ỉ Thuế là công cụ quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế: thuế có vai trò quan trọng trong việc kiểm kê, kiểm soát, phân tích, hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong tất cả các thành phần kinh tế. việc xác định đúng đắn cơ cấu và mối quan hệ giữa các loại thuế, xác định mức thu hợp lý giữa các đối tượng tính thuế, phương pháp quản lý thuế phải góp phần khuyến khích, nâng đỡ hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý.
    ỉ Thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế điều hòa thu nhập và thực hiện công bằng xã hội: bình đẳng về động viên, đóng góp giữa các thành phần kinh tế thể hiện qua việc áp dụng chính sách thuế thống nhất giữa các nghành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, từ đó khuyến khích cải tiến kĩ thuật, đầu tư vốn, chất xám để có thu nhập chính đáng.
     
Đang tải...