Luận Văn Thuế giá trị gia tăng (VAT) và sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với kh

Thảo luận trong 'Thuế - Hải Quan' bắt đầu bởi Bống Hà, 7/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I
    THUẾ GTGT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY
    1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT
    * Khái niệm về thuế giá trị gia tăng:

    Thuế GTGT có tên gọi theo tiếng Pháp là “Tax sur la value ajourtée” (TVA) hay theo tiếng anh là “Value Added Tax” (VAT).
    VAT có nguồn gốc thuế doanh thu và người đầu tiên đề xuất loại thuế này là một người Đức tên là Carl Friedrich Vol Siemens nhằm khắc phục sự chồng chéo của thế doanh thu từ năm 1918. Nhưng Vol Siemén không thuyết phục được chính Phủ Đức áp dụng loại thuế này. đến năm 1947 thuế GTGT lại được đề cập đến trong tác phẩm về “Cái tổ hệ thống thuế” của nhà kinh tế học người Mỹ tên là Chao. Ở Nhật Bản một dự án về thuế này đã được đệ trình ra quốc hội năm 1953 nhưng không được thông qua. Năm 1954 Pháp là nước đầu tiên thực hiện thuế GTGT nhưng chỉ mới áp dụng ở khâu sản xuất. Đến năm 1963 chỉ có 47 nước áp dụng thuế GTGT thì đến nay đã có hơn 120 nước áp dụng loại thuế này. Riêng ở Châu á, thuế GTGT ngày càng trở thành loại phổ biến.
    Ở Việt nam thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước 1 (1990) áp dụng thử nghiệm năm 1993 ở 11 đơn vị (ngành đường, dệt, xi măng) ban hành thành luật và được thông qua tại kỳ hợp thứ 11 Quốc hội khoá 9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 để chính thức áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.
    Trước hết ta có thể hiểu GTGT là phần giá trị mới được tạo ra trong sản xuất kinh doanh. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
    Như vậy thuế giá trị gia tăng là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
    Về hình thức, thuế GTGT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán.
    Về bản chất, người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng, hoặc người sản xuất, hoặc cả người sản xuất và người tiêu dùng phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu của hàng hoá đó trên thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...