Luận Văn Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài:
    Công cuộc đổi mới ở nước ta nhằm xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sau hơn 15 năm thực hiện đã thu được nhiều thành quả tốt đẹp. Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển tương đối ổn định và dần chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Trong cơ chế mới này, thuế được nhìn nhận là một công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Thuế vừa đáp ứng nguồn thu cho ngân sách, vừa thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư đồng thời góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
    Thuế doanh thu được áp dụng ở Việt Nam từ ngày 01 tháng 10 năm 1990 nhằm thay thế chế độ thu quốc doanh đối với kinh tế quốc doanh và một số loại thuế trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Thuế doanh thu được áp dụng rộng rãi với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc mọi ngành nghề, mọi hình thức, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm cố định hay lưu động. Việc tính thuế đơn giản, thuận lợi cho công tác thu và quản lý thuế, do đó thuế doanh thu đã trở thành nguồn thu tương đối tập trung, ổn định của NSNN. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, thuế doanh thu đã bộc lộ một số nhược điểm trong đó việc có quá nhiều mức thuế suất đã hạn chế tính trung lập của thuế. Đặc biệt việc thuế tính trên toàn bộ doanh thu qua từng khâu lưu chuyển hàng hoá, từ sản xuất, bán buôn, đến bán lẻ đã ảnh hưởng không tốt đến giá cả và sản xuất kinh doanh. Cùng một mặt hàng nếu được tổ chức sản xuất và lưu thông qua ít khâu thì tổng số thuế sẽ phải nộp ít hơn so với việc được tổ chức qua nhiều khâu. Điều này là không phù hợp với cơ chế thị trường và nền kinh tế chuyên môn hoá cao.
    Trước những đòi hỏi của thực tiễn, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ đổi mới kinh tế - xã hội, hệ thống thuế đã được cải tiến một cách đồng bộ nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế, phù hợp với sự vận động và phát triển của kinh tế thị trường. Một trong những sự kiện quan trọng của công cuộc cải cách thuế là việc xây dựng và ban hành luật thuế GTGT thay cho luật thuế doanh thu.
    Luật thuế GTGT được Quốc hội khoá 9 thông qua tại kỳ họp lần thứ 11 (02/4/1997 - 10/05/1997) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Trong thời gian qua, sắc thuế này đã có những tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế như: đảm bảo nguồn thu cho NSNN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế v.v . Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chính sách thuế GTGT ở Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm và tỏ ra chưa thật phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Vấn đề này cần được nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc thực thi luật thuế GTGT. Do đó đề tài “Thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.

    2. Tình hình nghiên cứu:

    Thuế GTGT được triển khai thay thế thuế doanh thu là điểm mốc đánh dấu bước ngoặt mới trong quá trình cải cách thuế giai đoạn II ở Việt Nam. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thuế GTGT dưới góc độ Tài chính - Tiền tệ, Luật Nhiều bài viết về các kỹ thuật nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện như vấn đề hoàn thuế, thuế suất, tính thuế đối từng loại mặt hàng, áp dụng thuế đối với các ngành nghề cụ thể như: Pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (PGS-TS Trần Đình Hảo, TS. Nguyễn Thị Thương Huyền, Trường Đại học Tài chính-Kế toán), Bàn về thuế GTGT đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu (Th.s Nguyễn Việt Cường, Học viện Tài Chính), Thuế GTGT và việc mua sắm TSCĐ (Nguyễn Cẩm Chi), Hoàn thuế GTGT - Những bất cập và hướng hoàn thiện (Th.s Nguyễn Minh Hằng), Thuế GTGT với ngành nông nghiệp (Thu Trang) Tuy nhiên việc xem xét vấn đề này một cách tổng thể, dưới góc độ kinh tế chính trị chưa được quan tâm nhiều. Chính vì vậy việc tiếp cận, nghiên cứu một cách có hệ thống thuế GTGT là điều rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    Mục đích nghiên cứu: Phân tích những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi luật thuế GTGT, để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế GTGT của Việt Nam
    Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Luận văn tập trung nghiên cứu một số lý luận cơ bản về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng.
    - Hệ thống hoá và phân tích những kinh nghiệm áp dụng thuế GTGT của một số nước trên thế giới.
    - Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện, những ưu điểm và hạn chế của Luật thuế GTGT ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thuế GTGT ở Việt Nam trong thời gian tới.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách thuế GTGT ở Việt Nam với tư cách là sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế của nền kinh tế thị trường.
    Phạm vi nghiên cứu đề tài là thời gian từ khi Luật thuế GTGT được ban hành (1997) đến cuối năm 2002.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên
    cứu, khái quát các nội dung về lý luận và thực tiễn. Sử dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh, phân tích từ những vấn đề cụ thể, tổng kết rút ra kết luận để đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm góp phần thiết thực vào việc hoàn thiện Luật thuế GTGT và nâng cao hiệu quả của quá trình thực thi thuế GTGT ở nước ta trong tiến trình hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
    6. Những đóng góp mới của luận văn.
    - Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng để làm cơ sở cho việc hoàn thiện thuế GTGT ở Việt Nam.
    - Giới thiệu và phân tích quá trình thực hiện thuế GTGT của một số nước tiêu biểu nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho nước ta trong việc tạo lập môi trường, xây dựng Luật thuế và các vấn đề khác hỗ trợ cho quá trình thực thi thuế GTGT.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số quan điểm cơ bản để hoàn thiện Luật thuế GTGT cũng như các điều kiện cần thiết khác liên quan để nâng cao hiệu quả của cơ chế thực thi và quản lý thuế GTGT trong thời gian tới, đáp ứng được mục tiêu của công cuộc cải cải thuế và tương thích với hệ thống thuế khu vực nhằm tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

    7. Bố cục của luận văn.

    Đề tài “Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1:Một số vấn đề chung về thuế GTGT trong nền kinh tế thị trường.
    Chương 2: Tình hình thực hiện thuế GTGT ở Việt Nam.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thuế GTGT ở Việt Nam.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...