Tiểu Luận Thuế đánh vào cung lao động

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG

    Tiểu luận cao học trường ĐH kinh tế TP.HCM. Tiểu luận bao gồm file world và pp

    Mục lục
    1. Thuế. 3
    1.1. Khái niệm thuế. 3
    1.2. Phân loại thuế : 3
    1.3 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): 5
    1.4 Cung lao động. 7
    1.5. Thiết lập mô hình: 9
    1.6. Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập: 11
    1.7. Giới hạn về giờ làm việc và nguyên tắc trả thêm giờ. 13
    2. Một vài vấn đề cần cân nhắc. 14
    2.1. Kết quả thực nghiệm 14
    2.2. Một vài vấn đề cần cân nhắc. 16
    3. Mức cung lao động và thu thuế. 19
    3.1. Ảnh hưởng của thuế đến cung lao động. 19
    3.2. Sự thay đổi số thuế thu được và cung lao động. 22
    3.3. Chính sách thuế thu nhập hỗ trợ tiền lương cho người có thu nhập thấp và cung lao động. 26
    3.4. Chính sách thuế đối với chăm sóc trẻ em và cung lao động. 29
    4. Thực trạng thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam 32
    THUẾ VÀ CUNG LAO ĐỘNG
    Dẫn nhập: Nguồn: Chapter 21: Taxes on Labor Supply – Public Finance and Public Policy, Jonathan Gruber.
    Giữa 1987 và 1988, Iceland đã chuyển đổi từ hệ thống thuế thu nhập: đánh vào thu nhập năm trước sang hệ thống thuế dựa vào cơ sở tiền lương (pay as you go).
    Hình 1: Kết quả của thị trường lao động

    - Tổng lao động vọt lên từ 78% đến 81% suốt trong năm.
    - Tăng trưởng GDP thực tăng vọt từ 4.3% đến 8.5%.
    - Tuy nhiên, như biểu đồ cho thấy, ảnh hưởng này có tính ngắn hạn, Một khi sự ưu đãi thuế kết thúc, kinh tế trở lại bình thường.
    Ví dụ này đề cao thuế có thể ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế, chẳng hạn như là việc làm/lao động. Trong sự cân bằng giữa hiệu quả và công bằng, thuế cao sẽ không khuyến khích làm việc và thu hẹp quy mô chiếc bánh kinh tế.
    Như vậy, lý thuyết thuế đã làm rõ rằng những tác động của thuế cuối cùng phụ thuộc vào cách tác động của chúng đến hành vi. Tác động của thuế đến hành vi là vấn đề của các cuộc thảo luận gay go, giữa các nhà học thuật và các chính khách. Một số ý kiến cho rằng thuế có ảnh hưởng rất nhỏ, không mang tính khuyến khích. Một số ý kiến cho rằng mức thuế biên cao dẫn đến thái độ làm việc ngày càng tồi, số lần vắng mặt không có lý do cao hơn, miễn cưỡng đi làm Chương này tập trung nghiên cứu tác động của thuế vào cung lao động, qua đó xem xét liệu thuế có làm thay đổi cung lao động hay không.
    1. Thuế
    1.1. Khái niệm thuế
    Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.
    1.2. Phân loại thuế :
    1.2.1 Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào ngân sách Nhà nước, thuế được phân làm 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu.
    Thuế trực thu: là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập của pháp nhân hoặc thể nhân. Tính chất trực thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế theo quy định của Pháp luật đồng thời là người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế.
    - Các loại thuế trực thu: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế nhà đất.
    Ưu điểm:
    - Thuế trực thu có tính công bằng hơn thuế gián thu, vì phần đóng góp về thuế thường phù hợp đối với khả năng của từng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp.
    - Có tính chất lũy tiến theo thu nhập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...