Luận Văn Thuế bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤCDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 5
    1.1. Khái niệm, đặc điểm môi trường 5
    1.1.1. Khái niệm môi trường. 5 1.1.2. Phân loại môi trường. 6 1.1.3. Các yếu tố cấu thành môi trường. 7 1.2. Thuế bảo vệ môi trường 9
    1.2.1. Khái niệm về thuế và thuế bảo vệ môi trường. 9 1.2.2. Phân loại thuế bảo vệ môi trường. 13 1.2.3. Phương pháp tính thuế bảo vệ môi trường. 14 1.3.Vấn đề ô nhiễm môi trường và sự cần thiết của việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường 16
    1.3.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường. 16 1.3.2.Sự cần thiết phải áp dụng thuế bảo vệ môi trường. 20 CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 23
    2.1. Kinh nghiệm của Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLB Đức). 23
    2.1.1. Tình hình môi trường ở CHLB Đức. 23 2.1.2. Thực tiễn áp dụng thuế bảo vệ môi trường tại CHLB Đức. 27 2.1.3. Những chuyển biến tại CHLB Đức sau khi thực hiện những thay đổi về thuế môi trường 34 2.2. Kinh nghiệm của New Zealand 36
    2.2.1. Tình hình môi trường ở New Zealand. 36 2.2.2. Thực tiễn áp dụng thuế bảo vệ môi trường tại New Zealand 42

    2.2.3. Những chuyển biến tại New Zealand sau khi thực hiện những thay đổi về thuế môi trường 51 CHƯƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM . 56
    3.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và sự cần thiết phải áp dụng thuế môi trường ở Việt Nam 56
    3.1.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 56 3.1.2. Sự cần thiết phải áp dụng thuế môi trường ở Việt Nam 62 3.2. Những vấn đề phát sinh từ việc áp dụng thuế và phí liên quan đến môi trường ở Việt Nam . 64
    3.2.1. Các loại phí còn rời rạc, chưa có tính hệ thống. 64 3.2.2. Nguồn thu từ thuế môi trường thấp và còn bị thất thoát 68 3.3. Những bài học kinh nghiệm từ CHLB Đức và New Zealand cho Việt Nam trong việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường 72
    3.3.1. Bài học từ việc quyết tâm xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường. 72 3.3.2. Bài học từ việc xây dựng bộ máy hiệu quả quản lý việc áp dụng thuế môi trường 73 3.3.3. Bài học từ việc thực hiện tốt công tác thanh tra, giám sát và thu thuế. 75 3.3.4. Bài học từ việc sử dụng đúng đắn doanh thu thu được từ thuế môi trường. 76 3.3.5. Bài học từ việc tích cực học hỏi kinh nghiệm các nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế 77 3.3.6. Bài học từ việc thực hiện tốt công tác giáo dục tuyên truyền. 78 KẾT LUẬN 81
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iv
    PHỤ LỤC 1. ix
    PHỤ LỤC 2. xv
    PHỤ LỤC 3. xvii
    PHỤ LỤC 4 xviii


    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT​ [TABLE="class: MsoNormalTable"]
    [TR]
    [TD="width: 300"] CHỮ VIẾT TẮT​ [/TD]
    [TD="width: 300"] NGHĨA ĐẦY ĐỦ​ [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 300"] CHLB Đức​ [/TD]
    [TD="width: 300"] Cộng Hòa Liên Bang Đức​ [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 300"] EU​ [/TD]
    [TD="width: 300"] European Union​ [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 300"] RMA 1991​ [/TD]
    [TD="width: 300"] Resource Management Act 1991​ [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 300"] BVMT​ [/TD]
    [TD="width: 300"] Bảo vệ môi trường​ [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 300"] MT​ [/TD]
    [TD="width: 300"] Môi trường​ [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 300"] WMO​ [/TD]
    [TD="width: 300"] World Meteorological Organization​ [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 300"] DN​ [/TD]
    [TD="width: 300"] Doanh nghiệp​ [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 300"] KS​ [/TD]
    [TD="width: 300"] Khoáng sản​ [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 300"] TN​ [/TD]
    [TD="width: 300"] Tài nguyên​ [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    DANH MỤC BẢNG BIỂU​ ​ Bảng 2.1. Tỷ lệ các loại thuế / phí môi trường trong tổng doanh thu thuế của CHLB Đức trước năm 1999 27
    Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu thuế ở CHLB Đức trước năm 1999. 28
    Bảng 2.3. Tỷ suất thuế năng lượng sau cải cách thuế môi trường năm 1999 – 2003 tại CHLB Đức 30
    Bảng 2.4. Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diesel tại một số nước. 37
    Bảng 2.5. Tỷ lệ các loại thuế có liên quan đến môi trường trong tổng doanh thu thuế của New Zealand trước năm 1991. 43
    Bảng 2.6. Các mức thuế suất(%) đánh vào nhiên liệu hóa thạch tại New Zealand từ sau cuộc bổ sung thuế năm 2007. 49
    Bảng 2.7. Sự thay đổi lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và lượng khí CO2 thải ra tại New Zealand giữa năm 2007 và năm 2001 do tác động của ba loại thuế: thuế năng lượng, thuế carbon, thuế xăng dầu 51
    Bảng 2.8. Ảnh hưởng của thuế năng lượng, thuế carbon và thuế xăng dầu lên những biến vĩ mô của New Zealand được lựa chọn: so sánh giữa năm 2007 và năm 2001. 52
    Bảng 2.9. Ảnh hưởng của thuế năng lượng, thuế carbon và thuế xăng dầu lên hoạt động của một số ngành cụ thuế trong nền kinh tế New Zealand: so sánh giữa năm 2007 và năm 2001. 54



    DANH MỤC HÌNH​ ​ Hình 2.1. Hàm lượng Nitơ trong nước ở CHLB Đức từ năm 1975 đến năm 2005 24
    Hình 2.2. Hàm lượng Phốt pho trong nước ở CHLB Đức từ năm 1975 đến năm 2005 25
    Hình 2.3. Hàm lượng Ni tơ trong đất ở CHLB Đức từ năm 1990 đến năm 2004 26
    Hình 2.4. Thành phần các khí nhà kính ở New Zealand từ năm 1990 tới năm 2009 38
    Hình 2.5. Tỷ lệ khí nhà kính gây ra bởi các lĩnh vực kinh tế khác nhau tại New Zealand từ năm 1990 đến năm 2009 39
    Hình 2.6. Hàm lượng Nitrat trong nước của các con sông ở New Zealand từ năm 1990 đến năm 2007 40
    Hình 2.7. Tỷ lệ ô nhiễm nguồn nước tại các vùng của New Zealand vào năm 1999 và năm 2006 41
    Hình 3.1. Tỷ lệ phát thải khí CO[SUB]2[/SUB] từ các loại hình giao thông khác nhau ở Việt Nam năm 2005 58


    LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt hơn 30 năm kể từ Hội nghị môi trường đầu tiên của thế giới (Stockholm 1972) cho đến nay, cộng đồng thế giới đã có nhiều nỗ lực để đưa vấn đế môi trường vào các chương trình nghị sự ở cấp quốc tế và quốc gia. Tuy nhiên, hiện trạng môi trường toàn cầu vẫn đang tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Suy giảm đa dạng sinh học tiếp diễn, trữ lượng cá tiếp tục giảm sút, sa mạc hóa ngày càng cướp đi nhiều đất đai màu mỡ, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã hiển hiện rõ ràng. Thiên tai trên thế giới ngày càng nhiều và ngày càng khốc liệt, có thể kể đến một ví dụ điển hình đó là thảm họa động đất và sóng thần mới diễn ra ở Nhật Bản đầu tháng 4/2011 vừa qua. Tại Việt Nam, diễn biến của thời tiết, khí hậu trong những năm vừa qua cũng rất phức tạp, thất thường. Nhiệt độ đang có xu hướng tăng lên, lượng mưa phân bố không đều, bão và lũ lụt thường diễn ra sớm với cường độ mạnh. Thêm vào đó, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân. Để bảo vệ và cải thiện môi trường, Việt Nam đã ban hành một số các loại thuế và phí như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, phí khai thác khoáng sản, phí xăng dầu Và mới gần đây nhất, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 ngày 15 tháng 11 năm 2010 đã thông qua “Luật thuế bảo vệ môi trường”. Thuế này mục tiêu, một mặt sẽ bổ sung vào nguồn thu tài chính để đầu tư, cải tạo môi trường, mặt khác sẽ hạn chế hoạt động gây hại đến môi trường của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Do đây là một luật thuế mới và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2012, nên Việt Nam chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi áp dụng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đã áp dụng thành công thuế này như Cộng hòa liên bang Đức và New Zealand là một điều vô cùng cần thiết để giúp Việt Nam áp dụng thuế bảo vệ môi trường tốt hơn, từ đó đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường cũng như phát triển đất nước trong thời gian tới. Với lý do cấp thiết như vậy, em lựa chọn vấn đề “Thuế bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam” để làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu a. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Kể từ khi bắt đầu xuất hiện, thuế bảo vệ môi trường đã được chọn làm đề tài nghiên cứu trong rất nhiều luận án thạc sĩ, tiến sĩ hay các công trình nghiên cứu khoa học. Có thể kể đến một số công trình như: - Nghiên cứu của Hoerner, J. A. (1995). “Tax Tools for protecting the atmosphere: The US Ozone-depleting chemicals tax” in Green Budget Reform (edited by Barg, S., Gillies, A. & Gale, R.) bởi nhà xuất bản London. - Luận án thạc sĩ của Henrik Gaverud (2000). “Benefits from Enviromental Taxation: a case study of US tax”, khoa Quản trị kinh doanh và khoa học xã hội, trường đại học Lulea University of Technology. - Luận án tiến sĩ của Bailey.I. (2003). “The Ecological Tax Reform. German Climate Change Policy Report New Environmental Policy Instruments and German Industry”, Khoa Kinh Tế, Đại học Plymouth - Nghiên cứu của WANG Jin-nan (2007). “The Design on China's Carbon Tax to Mitigate Climate Change”, thuộc Viện Nghiên cứu phát triển năng lượng quốc gia, Bắc Kinh 100038, Trung Quốc. - Nghiên cứu của Frank Scrimgeour (2009). “Reducing carbon emission? The relative effectiveness of different types of environmental tax: the case of New Zealand”, khoa Kinh Tế, trường đại học Canterbury, New Zealand. b. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Khác với trên thế giới, khái niệm thuế bảo vệ môi trường vẫn còn khá xa lạ với người Việt Nam. Tuy nhiên kể từ khi các dự thảo Luật thuế bảo vệ môi trường ra đời, nhiều nhà phân tích đã quan tâm và nghiên cứu vấn đề này hơn. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: - Lê Thị Kim Oanh, Trường đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng và Phạm Hiền Lê, Trường Đại học Ngoại Thương, Tp. Hồ Chí Minh (2010), “Nghiên cứu về hệ thống phí và thuế môi trường tại cộng hòa Liên Bang Đức và những bài học kinh nghiệm về xây dựng chính sách quản lý môi trường”, Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng – Số 6(41) - Lê Thị Kim Oanh, Trường đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng (2010) “Bàn về áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả” trong chính sách môi trường”, Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng – Số 4(39) 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ các vấn đề chung về thuế bảo vệ môi trường và sự cần thiết áp dụng thuế bảo vệ môi trường - Phân tích, tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước đã áp dụng thành công thuế bảo vệ môi trường. - Rút ra bài học cho Việt Nam, vận dụng các kinh nghiệm của các nước trên vào việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, đề tài này có nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu những vấn đề chung về môi trường và thuế bảo vệ môi trường, từ đó chứng minh được sự cần thiết của việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường. - Phân tích kinh nghiệm của Cộng hòa Liên Bang Đức và New Zealand trong việc áp dụng thành công thuế bảo vệ môi trường. - Xem xét các vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và sự cần thiết phải áp dụng thuế môi trường ở Việt Nam. - Rút ra bài học cho Việt Nam trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của các nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là thuế bảo vệ môi trường, nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hòa Liên Bang Đức và New Zealand, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. b. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: phạm vi nghiên cứu của khóa luận này giới hạn ở việc phân tíchnhững vấn đề chung về thuế bảo vệ môi trường và kinh nghiệm của một số quốc gia đã áp dụng thành công loại thuế này. - Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu giới hạn ở kinh nghiệm áp dụng thuế bảo vệ môi trường chủ yếu ở hai nước: Cộng hòa liên bang Đức (CHLB Đức) và New Zealand. - Về mặt thời gian: phạm vi nghiên cứu của khóa luận này tập trung phân tích việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở các nước trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Khi rút ra bài học kinh nghiệm, khóa luận sẽ xem xét các bài học để áp dụng cho Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận có sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp của CHLB Đức và New Zealand, thu thập các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá để làm rõ mục đích nghiên cứu. 6. Kết cấu của bài khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm ba chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung về môi trường và thuế bảo vệ môi trường. Chương 2: Kinh nghiệm áp dụng thuế bảo vệ môi trường của một số nước trên thế giới. Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...