Luận Văn Thuế ảnh hưởng đến quyết định tài trợ của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .2

    DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG .3

    Tóm tắt .4

    1. GIỚI THIỆU: 5

    2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY: 8

    3. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ Ở VIỆT NAM. 11

    4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 15

    5. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG: .16

    6. MÔ TẢ DỮ LIỆU: 18

    6.1. Dữ liệu: .18

    6.2. Tóm tắt thống kê mô tả mẫu 21

    7. KẾT QUẢ. 28

    6.1 Tác động của chính sách thuế lên quyết định tài trợ của doanh nghiệp: 28

    6.2. Kiểm lại tra độ chắc chắn của các kết quả: 33

    6.3. Hàm ý chính sách: .43

    8. KẾT LUẬN: 46

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

    PHỤ LỤC .50
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



    DID – Difference in differences: là một kỹ thuật thực nghiệm dùng để đo lường tác động của những chính sách được ban hành dựa trên một chuỗi dữ liệu về thời gian. Phương pháp DID được áp dụng với những giả định cụ thể cho chuỗi dự liệu để kết quả nhận được là sự chênh lệch so với những giả định ban đầu.

    ACE – Allowance of Corporate Equity: Vốn cổ phần được chiết khấu tức là phần giảm thuế cho lợi nhuận từ vốn cổ phần – Một định nghĩa về cách tính thuế hay là một chính sách thuế được đưa ra lần đầu trong thập niên 1980 bởi Boadway và Bruce 1984; Wenger, 1983.

    NDTS – Non-debt tax shield: Tấm chắn thuế phi nợ


    NOL – Net operating loss: Lõ hoạt động ròng



    DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG



    Danh mục hình


    Hình 1: Xu hướng đòn bẩy qua các năm của các nhóm được quan sát 22


    Danh mục bảng


    Bảng 1: Tóm tắt hồi quy các đặc điểm khảo sát của những nhóm được quan sát và toàn bộ mẫu trong giai đoạn 2005 – 2006 26 – 27

    Bảng 2: Tác động của chính sách thuế lên quyết định tài trợ của doanh nghiệp (nhóm 1 và nhóm 2) . 29 – 30

    Bảng 3: Tác động của chính sách thuế lên quyết định tài trợ của doanh nghiệp (nhóm 1 và nhóm Thailand) . 35 – 36

    Bảng 4: Tác động của chính sách thuế lên quyết định tài trợ của doanh nghiệp (nhóm 1 và nhóm Singapore) . 38 – 39

    Bảng 5: Tác động của chính sách thuế lên quyết định tài trợ của doanh nghiệp (nhóm 1 và nhóm Malaysia) 41 – 42

    Bảng 6: Tác động của chính sách ưu đãi thuế lên đầu tư của doanh nghiệp 45
    Tóm tắt


    Trong bài này, nhóm nghiên ứng dụng phương pháp DID (difference in differences) cho một hàm hồi quy cơ bản đã được sử dụng để tính toán tác động của chính sách ACE – Allowance for Corporate Equity, ở Bỉ 2006 (Princen – 2011) để đo lường tác động của chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa vào khoảng thời gian 2004 – 2007 ở Việt Nam (nghị định 187/2004/NĐ-CP). Kết quả ước tính cho thấy rằng việc xuất hiện chính sách ưu đãi thuế, khiến các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đã làm giảm đáng kể đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp này. Điều đó cũng phù hợp với những dự đoán dự trên những nghiên cứu lý thuyết từ trước. Hay nói một cách khác, chính sách này đã ảnh hưởng đến quyết định tài trợ của doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp giảm sử dụng nợ ít hơn từ 2 – 17% so với các doanh nghiệp có những đặc điểm tương tự nhưng không thuộc dạng được hưởng lợi từ chính sách, hay không được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
    1. GIỚI THIỆU:

    Hai mươi năm trước, MacKie-Manson (1990)1 đã nêu lên một câu hỏi rằng: Liệu thuế có tác động đến các quyết định tài trợ của một doanh nghiệp hay không? Sau nhiều thập niên nghiên cứu nhưng họ vẫn chưa tìm thấy được câu trả lời. Dựa vào nghiên cứu của MM (Moigliani và Miller – 1958, 1963), Fane (1987)2 đã đề xuất rằng thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động trực tiếp lên tài trợ bằng nợ của các doanh nghiệp. Một đặc điểm thông thường của các hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn thế giới là phần lãi vay được khấu trừ như một khoản chi tiêu trong quá trình tính toán để cho ra lợi nhuận chịu thuế, trong khi cổ tức thì lại không được. Sự khác biệt trong cách xử lí giữa nợ và vốn cổ phần thường được xem như là sự phân biệt đối xử đối với nguồn tài trợ bằng vốn cổ phần. Qua đó, việc sử dụng nợ vay đã trở thành một tấm chắn thuế cho các doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này cũng chỉ ra những cách mà thuế hay chính sách thuế của nhà nước tác động lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Thứ nhất, thuế có thể ảnh hưởng trực tiếp lên tấm chắn thuế từ nợ của doanh nghiệp. Khi thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng tấm chắn thuế từ nợ của doanh nghiệp thay đổi, ảnh hưởng đến quyết định chọn nguồn tài trợ cho doanh nghiệp. Thứ hai, thuế mà cụ thể là chính sách thuế tác động lên tấm chắn thuế từ vốn cổ phần của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm nhu cầu sử dụng vốn cổ phần như là một tấm chắn thuế thay cho tấm chắn thuế từ nợ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...