Sách Thực vật dược

Thảo luận trong 'Sách Sức Khỏe' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên ngành: DS Đại học

    Tác giả: TS Trương Thị Đẹp



    LỜI GIỚI THIỆU



    Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành chương trình khung đào tạo DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC. Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy – học các môn cơ sở và chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế.


    Sách Thực vật dược được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục của trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Sách Thực vật dược được TS. Trương Thị Đẹp, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, ThS. Nguyễn Thị Thu Ngân, ThS. Liêu Hồ Mỹ Trang biên soạn theo phương châm: Kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam.


    Sách Thực vật dược đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định sách và tài liệu dạy – học chuyên ngành đào tạo DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC của Bộ Y tế thẩm định năm 2007. Bộ Y tế quyết định ban hành tài liệu dạy – học đạt chuẩn chuyên môn của ngành trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian từ 3 đến 5 năm, sách phải được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật.


    Bộ Y tế chân thành cảm ơn các tác giả và Hội đồng chuyên môn thẩm định đã giúp hoàn thành cuốn sách; Cảm ơn PGS.TSKH. Trần Công Khánh, PGS.TS. Trần Hùng đã đọc và phản biện để cuốn sách sớm hoàn thành kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực y tế.


    Lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để lần xuất bản sau sách được hoàn thiện hơn.


    VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ



    LỜI NÓI ĐẦU



    Với mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về hình thái – giải phẫu cơ thể thực vật và cơ sở phân loại thực vật, giúp sinh viên nắm vững được phương pháp phân loại hình thái so sánh và nhận biết các đặc điểm đặc trưng của từng taxon lớn trong hệ thống phân loại nhất là ở bậc họ, chúng tôi biên soạn sách giáo khoa “Thực vật Dược”. Sách nhằm phục vụ công tác giảng dạy cho sinh viên năm thứ hai ngành Dược theo yêu cầu đào tạo môn Thực vật dược thuộc chương trình giáo dục của Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế phê duyệt.


    Nội dung sách gồm hai phần: Hình thái – Giải phẫu thực vật và Phân loại thực vật được trình bày trong 10 chương. Ngoài nội dung, mỗi chương đều có mục tiêu học tập và câu hỏi để sinh viên tự kiểm tra kiến thức.


    Phần 1: Hình thái – Giải phẫu thực vật gồm các nội dung liên quan đến cấu trúc của tế bào thực vật, các khái niệm về mô, cấu tạo và phân loại các mô thực vật làm cơ sở cho sinh viên học giải phẫu các cơ quan thực vật như rễ, thân, lá, cũng như phục vụ cho công tác kiểm nghiệm dược liệu sau này. Ngoài phần giải phẫu các cơ quan dinh dưỡng, sách cũng đề cập đến hình thái của các cơ quan này nhất là các khái niệm liên quan đến mô tả cơ quan dinh dưỡng và cấu trúc của cơ quan sinh sản của thực vật có hoa để làm nền tảng cho việc học phần phân loại thực vật. Từ đó sinh viên biết mô tả một cây theo trình tự phân loại.


    Phần 2: Phân loại thực vật trình bày các đặc điểm đặc trưng ở bậc ngành, lớp, phân lớp, bộ, đặc biệt ở bậc họ. Ngoài phần mô tả đặc điểm và các hình ảnh minh họa, chúng tôi còn cho biết số chi, số loài hiện có ở Việt Nam, tên và công dụng của một số dược liệu trong họ giúp sinh viên có thể liên hệ

    cây thuốc thực tế để nhận biết đặc điểm của họ và biết được vị trí phân loại của các cây thuốc chủ yếu.


    Do thời lượng giảng dạy phần Phân loại thực vật hạn hẹp, vì thế chúng tôi tập trung giới thiệu 9 ngành Thực vật bậc cao. Sự phân loại ngành Ngọc lan được dựa theo hệ thống phân loại của Armen Takhtajan (1997), do đó có một số thay đổi so với hệ thống phân loại năm 1987 như lớp Ngọc lan được chia thành 11 phân lớp thay vì 8 phân lớp, lớp Hành được chia thành 6 phân lớp thay vì 4 phân lớp.


    Tuy đã có nhiều cố gắng trong khi biên soạn, nhưng không thể tránh khỏi các sai sót, chúng tôi rất mong được sự góp ý kiến xây dựng của đồng nghiệp và các em sinh viên để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.


    CÁC TÁC GIẢ

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...