Báo Cáo Thực và ảo trong Tác phẩm Châu Chấu Đỏ của Mạc Ngôn

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỜ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nền Văn học Trung Quốc từ cách đây mấy ngàn năm đã mang trong mình một tầm vóc lớn lao và nổi bật hơn so với những nền văn học khác trên thế giới. Thậm chí đến thời kỳ hưng thịnh của tiểu thuyết hiện đại. Bởi không ai có thể phủ nhận được sức ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa trong thế giới những tác phẩm văn học hiện đại.
    Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, thông qua các phương thức trần thuật, kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi. Tiểu thuyết có khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực, nhưng nó cũng có thể làm cho hiện thực trở thành phi hiện thực, thoát xa cái vỏ bọc của thực tế để đến với những giá trị nghệ thuật hư ảo. Chính vì thế mà giá trị hiện thực và giá trị kỳ ảo của một tác phẩm văn chương bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ gắn kết với nhau không thể tách rời như hai mặt của một tờ giấy.
    Thế nên, trong phạm vi của bài viết “Thực và ảo trong tiểu thuyết Châu chấu đỏ của Mạc Ngôn”, tôi xin đề cập đến cách tiếp cận của riêng cá nhân tôi đối với việc phân tích và tìm hiểu sâu nhất những khía cạnh thuộc về giá trị hiện thực và giá trị kỳ ảo mà khả năng tôi có thể thực hiện được. Với mục đích sẽ đi sâu tìm hiểu và phân biệt những mảng màu cuộc sống hiện thực và hư ảo thông qua một tác phẩm tiểu thuyết hiện đại Trung Quốc - Châu chấu đỏ, để có thể làm bật lên được phần nào mối quan hệ thống nhất không tách rời giữa hai yếu tố này trong việc tạo nên chiều sâu giá trị cho một tác phẩm văn học.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Châu chấu đỏ, Cao lương đỏCủ cải đỏ trong suốt là ba tác phẩm tạo nên hiện tượng Mạc Ngôn mà giới nghiên cứu thường gọi là Mạc Ngôn Tam hồng. Đây hầu hết là những tác phẩm mới, đặc biệt là Châu chấu đỏ. Chính vì thế mà có rất ít những bài viết liên quan đến tác phẩm này, cũng như nghiên cứu về vấn đề thực và ảo trong tác phẩm.
    Với khả năng hạn hẹp của mình, có lẽ tôi xin mạn phép được làm người mở đường ít kinh nghiệm cho quá trình nghiên cứu đầu tiên về hai yếu tố hiện thực và kỳ ảo trong tác phẩm Châu chấu đỏ để có thể hiểu được một trong những tác phẩm được gọi là Tam hồng.

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Với đề tài “Thực và ảo trong tiểu thuyết Châu chấu đỏ của Mạc Ngôn” thì đối tượng nghiên cứu của tôi là những chi tiết, hình ảnh liên quan đến hai yếu tố này trong tác phẩm Châu chấu đỏ.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là toàn bộ nội dung cũng như những đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Châu chấu đỏ. Từ đó để rút ra một cái nhìn toàn diện hơn về phong cách văn chương độc đáo của Mạc Ngôn.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Với đề tài này phương pháp chủ yếu là: thống kê, phân loại, phân tích – tổng hợp, bình giảng và đánh giá cái hay, cái đẹp cũng như những bối cảnh đan xen giữa thực tế và tưởng tượng của bức tranh xã hội thu nhỏ trong tác phẩm. Từ đó nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề mà đề tài đặt ra.

    5. Bố cục của bài tập lớn
    Bố cục gồm có 3 phần:
    1. Phần mở đầu
    Trong phần mở đầu có 5 phần nhỏ:
    + Lý do chọn đề tài
    + Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    + Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    + Phương pháp nghiên cứu
    + Bố cục
    2. Phần nội dung
    Trong phần nội dung có 3 chương:
    Chương 1. Thế giới hiện thực trong tác phẩm Châu chấu đỏ
    1.1: Không gian và thời gian hiện thực
    1.1.1. Không gian - thời gian hiện thực ở Thành phố
    1.1.2. Không gian - thời gian hiện thực ở miền quê Cao Mật
    1.2. Nhân vật hiện thực
    Chương 2. Thế giới kỳ ảo trong tác phẩm Châu chấu đỏ
    2.1. Không gian và thời gian kỳ ảo
    2.1.1. Không gian - thời gian kỳ ảo ở Thành phố
    2.1.2. Không gian - thời gian kỳ ảo ở miền quê Cao Mật
    2.2. Nhân vật kỳ ảo
    Chương 3. Bút pháp nghệ thuật kép và chiều sâu giá trị của tác phẩm
    3.1. Mối quan hệ giữa yếu tố hiện thực và kỳ ảo
    3.2. Giá trị nhân sinh và giá trị văn hóa, lịch sử
    3. Phần kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...