Luận Văn Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ qua những năm qua

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng XK thuỷ sản vào Mỹ qua những năm qua



    PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.
    Việt Nam có hơn 3260 Km bờ biển, 12 của sông với hơn 2 triệu km2 thềm lục địa, hơn một triệu km2 mặt nước.Diện tích mặt nước chiếm tỷ lệ cao trong diện tích đất tự nhiên , nên ngành thuỷ sản có một thế mạnhvề kinh tế biển hiếm có đối với nước ta .Từ năm 1990 đến nay ngành nghư nghiệp đẫ phát triển mạnh. Hàng năm Việt nam đã đánh bắt từ 1,2 triệu đến 1,7 tấn hải sản trong đó công suất đánh bắt những loại hải có giá trị cao trên thị trường như tôm có thể đạt 50-60 ngàn tấn/năm mực các loại từ 30-40 ngàn tấn, chưa kể hơn 100 ngàn tấn các loại trong đó có nhiều loại có giá trị kinh t ế rất cao.Chính nhờ những lợi thế mà thuỷ Việt đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và thế mạnh của nước ta. Trong những năm qua ngành thuỷ đã đạt được tốc độ phát triển cao, ổn định và mức tăng tổng bình quân hàng năm về tổng sản lượng thuỷ sản trên 4%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân chiếm 10-15% trong ttổng kim ngạch xuẩt khẩu của Việt nam hàng năm, đứng thứ 29 trên thế giới về xuất khẩu với 1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của thế giới. So với các nước đông nam á thì Việt nam đứng hàng thứ tư sau Thái Lan, Inđônêsia,Malaisia về đánh bắt và xuất khẩu thuỷ sản. Xuất khẩu thuỷ sản không ngừng tăng lên từ năm 1990 đến nay. Mặt hàng xuất khẩu về thuỷ sản khá phong phú về chủng loại . Sản lượng tôm đông lạnh chiếm từ 80-90% khối lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu , về giá xuất khẩu thì tôm cũng là mặt hàng được giá nhất trong ba chủng loại chính xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt nam.
    Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt nam thì thuỷ sản là ngành có vị trí rất quan trọng với những phân tích ở trên. Để tăng hơn nữa kim ngạch xuất khẩu ngành thuỷ sản đòi hỏi chúng ta cần có chiến lược phát triển ngành đúng đắn trong nền kinh tté mới. Theo báo của tổng cục hải quan năm 1998, mặt hàng thuỷ sản Việt nam đã có mặt trên 34 nước trên thế giới với tổng kim ngạch 856,6 triệu USD.Thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam là các nước Châu Âu, 13 nước Châu á và Mỹ, trong đó Mỹ đang là thị trường mục tiêu mà chúng ta hướng vào. Nhất là sau khi Hiệp định thương mại Việt nam-Hoa kỳ được thông qua, cơ hội cho các ngành xuất khẩu của Việt nam đưa hàng vào thị trường Mỹ, trong đó có thuỷ sản. Thị trường thuỷ sản Mỹ càng có ý nghĩa hơn đối với Việt nam. Tuy nhiên Việt nam không phải là đối tác duy nhất của Mỹ,, xuất khẩu thuỷ sang Mỹ có nhiều đối thủ rất mạnh so với chúng ta như Canađa, Trung Quốc .Thị phần thuỷ sản của Việt nam trên thị trường Mỹ còn rất khiêm tốn. Đó là một đòi hỏi, thách thức rất lớn đối với nhà hoạch định chiến lược của Việt nam.
    Ngành thuỷ sản Việt nam bắt đàu xuất khẩu sang Mỹ từ năm 1994 với giá trị ban đầu còn thấp , mới chỉ có 6 triệu USD. Từ đó giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ tăng liên tục qua các năm . Năm1998 lên tới 82 triệu USD và đưa Việt nam lên vị trí thứ 19 trong các nước xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Năm 1999 Mỹ nhập khẩu từ Việt nam 130 triệu USD thuủy sản các loại, năm 2000 đạt 302,4 triệu USD và trong 6 tháng đầu năm 2001 xuất khẩu thuỷ Việt nam vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt 31 nghìn tấn về khối lượng, với giá trị 210,4 triệu USD. Hang thuỷ sản xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ chủ yếu là tôm đông lạnh . Mặt hàng xuât khẩu lớn thứ hai là cá ngừ tươi đạt 6,3 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2001 tăng vượt bậc so với cùng kỳ năm 2000 (chỉ có 1,5 triệu USD) ,cá biển đông lạnh có giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 với giá trị 2,5 triệu USD trong hai tháng đầu năm 2001.
    Như vậy, qua số liệu trên ta thấy xuât khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ đang tiếp tục tăng nhanh về kim ngạch và giá trị. Tuy nhiên thi trường tiêu thụ của Mỹ là rất lớn với 280 triệu dân. Vấn đề đặt ra hiện nay, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ, chiếm lĩnh nhiều hơn nữa thi trường Mỹ. Chúng ta phải khai thác triệt về lợi thế tự nhiên sẵn có đẻ phát triển ngành thuỷ sản theo hướng xuât khẩu là chủ yếu mà thi trường Mỹ là thị trường mục tiêu.

     
Đang tải...