Luận Văn Thực trạng xuất khẩu thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến rõ rệt. Kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng. Trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu giữ vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước. Tính chung năm 2010, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu nước ta đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009. Con số trên cho thấy xuất khẩu có vai trò quyết định trong cán cân xuất-nhập khẩu.
    Trong số những mặt hàng xuất khẩu, thủy sản là mặt hàng truyền thống và có vai trò quan trọng. Giá trị thủy sản xuất khẩu ngày càng tăng. Đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,95 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2009. Xuất khẩu thủy sản phát triển sẽ tác động tới nhiều hoạt động khác như nuôi trồng, đánh bắt, khai thác và chế biến. Chính điều đó đã góp phần phát triển kinh tế, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có diện tích nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy sản lớn nhất trong cả nước. Sản lượng thủy sản xuất khẩu của vùng hàng năm chiếm khoảng 60 – 75% sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước và kim ngạch xuất khẩu thủy sản khoảng 2,5 tỷ USD. Trong đó, sản phẩm chủ lực của vùng là cá tra, basa và con tôm. Bên cạnh những thành công và thuận lợi nhất định thì xuất khẩu thủy sản của ĐBSCL cũng gặp không ít khó khăn và rủi ro. Hiện nay hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng phải đối mặt với những thử thách như: Thuế quan, các rào cản thương mại, các vụ kiện chống phá giá, yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, nguồn nguyên liệu không ổn định, cạnh tranh, thủ tục, rào cản kỹ thuật .Chính những yếu tố đó đã tác động đến sản lượng thủy sản xuất khẩu của ĐBSCL.
    Chính từ hiện trạng trên đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng ĐBSCL nhiều tiềm năng và lợi thế. Đó cũng chính là lý do em chọn để tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL”



    2. Khái quát phương pháp tiến hành đề tài
    2.1 Mục tiêu nghiên cứu
    2.1.1 Mục tiêu chung
    Nghiên cứu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL.
    2.1.2 Mục tiêu cụ thể
    - Nghiên cứu sản lượng khai thác và nuôi trồng ở các tỉnh ĐBSCL qua các năm
    - Nghiên cứu về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của vùng.
    - Nghiên cứu về các doanh nghiệp thủy sản của vùng.
    -Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL.
    - Từ đó, đề ra giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng.
    2.2 Phạm vi nghiên cứu
    Không gian: Nghiên cứu tập trung vào 13 tỉnh ĐBSCL
    Thời gian: Số liệu thu thâp trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010
    Nội dung: Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu của thủy sản ĐBSCL.
    2.3 Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp, tìm kiếm trên internet, sách báo chuyên ngành
    Phương pháp phân tích số lệu:
    Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu. Lập bảng phân phối tần số, trình bày dữ liệu dạng bảng và biểu đồ.
    Phân tích so sánh: So sánh các chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một dôanh nghiệp hay các nhà quản trị muốn đánh giá một vấn đề nào đó ở hai thị trường khác nhau.
    Phân tích SWOT : Phân tích điểm mạnh/thuận lợi (Strengths), điểm yếu/khó khăn (Weakness), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) của một vấn đề, một hiện tượng, một tác nhân, một tổ chức, một sản phẩm hay một ngành hàng để có những chiến lược nhằm giúp cho sự phát triẻn và hạn chế rủi ro. Nội dung phân tích SWOT:
    S (Điểm mạnh): Điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy, góp phần phát triển tốt hơn
    W (Điểm yếu): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp, hạn chế
    O (Cơ hội): Những phương hướng cần được thực hiện nhằm tối ưu hóa sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được, cơ hôi hợp tác, chính sách hỗ trợ .
    T (Nguy cơ/Thách thức): Những yếu tố có khả năng tạo ra những kết quả xấu, những két quả khôg mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển.
    Kết hợp các S, W, O, T để hình thành chiến lược SO, ST, WO, WT.


    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Khái quát phương pháp tiến hành đề tài 2
    2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
    2.2 Phạm vi nghiên cứu 2
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 2
    PHẦN NỘI DUNG 4
    Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH THỦY SẢN 4
    1.1.Đặc điểm của sản phẩm thủy sản 4
    1.2.Tình hình chung của thủy sản thế giới 4
    1.3. Tiềm năng và thế mạnh về thủy sản Việt Nam 6
    Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL 7
    2.1. Thị trường xuất khẩu thủy sản 7
    2.2 Sản lượng thủy sản ở ĐBSCL 7
    2.3 Sản lượng thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL 11
    2.4 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL 12
    2.5 Doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL 13
    2.6 Phân tích ma trận SWOT 17
    Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL 21
    3.1 Cơ sở đề ra giải pháp 21
    3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL 21
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
    1. Kết luận 24
    2. Kiến nghị 24
    2.1 Kiến nghị đối với Cơ quan Nhà nước 24
    2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 25
    2.3 Kiến nghị đối với hộ sản xuất 25
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...