Luận Văn Thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng XK phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội


    Lời mở đầu

    Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển mà không mở cửa nền kinh tế của mình. Xuất khẩu là một trong những cách thức mở cửa nền kinh tế được nhiều quốc gia áp dụng nhất, xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Vì thế nhiều quốc gia xem việc thúc đẩy xuất khẩu là rất quan trọng. Thúc đẩy xuất khẩu giúp các nước trên thế giới có thể khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của mình, đồng thời giảm thiểu được những bất lợi từ đó tạo ra được nhiều hàng hoá hơn, giúp người tiêu dùng có thể được tiêu dùng nhiều hơn với giá cả thấp hơn. cũng nhờ đó các quốc gia trên thế giới có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ hơn, giảm dần chênh lệch giữa các quốc gia, góp phần làm cho quá trình phân công lao động quốc tế được thuận lợi hơn.

    Đối với Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đây là một hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi mà thị trường trong nước ngày càng chật hẹp và sức cạnh tranh từ hàng hoá ngoại nhập ngày càng tăng. Nhờ thúc đẩy xuất khẩu doanh nghiệp có thể:

    + Có cơ hội mở rộng thị trường: được hoạt động trên thị trường thế giới rộng lớn, nhu cầu phong phú và đa dạng, sức tiêu thụ hàng hoá cao, khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn.

    + Cơ hội mở rộng mối quan hệ làm ăn kinh doanh với các đối tác nước ngoài, có thêm điều kiện học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng để hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình.

    + Góp phần cải thiện đời sống người công nhân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

    Ngày 01/01/2007 Việt Nam chính thức tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, rào cản thương mại được dỡ bỏ, cơ hội kinh doanh được mở rộng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Hoàn thiện việc thực hiện chiến lược kinh doanh hợp lý đủ sức cạnh tranh được với doanh nghiệp trong và ngoài nước là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam.



    A: Mục đích nghiên cứu của đề tài

    Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu, hệ thống những vấn đề trong việc Xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội – thực trạng và phương hướng phát triển, hiệu quả trong việc thúc đẩy sự ảnh hưởng của nó.

    Đánh giá những khó khăn và hạn chế trong việc phát triển ngành Công nghệ thông tin và Xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội. Trên cơ sở đó để có những giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại.



    B: Phương pháp nghiên cứu

    Bằng việc thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, từ Internet, sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết chiến lược của ngành Công nghệ thông tin trong những năm qua, sử dụng những số liệu để xử lý, phân tích và đánh giá số liệu trong quá khứ, làm cơ sở rút ra những nhận xét xác đáng, tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn.



    C: Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp của thành phố Hà Nội. Nghiên cứu tổng quan về xuất khẩu không đi sâu vào khía cạnh nghiệp vụ xuát khẩu, nghiên cứu ở cấp độ ngành sản phẩm.



    D: Nội dung nghiên cứu

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:

    Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp

    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

    Chương 3: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội



    Mục lục

    Lời mở đầu: .

    Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp

    1.1: Đặc điểm sản phẩm phần mềm

    1.1.1: Khái niệm và phân loại sản phẩm phần mềm

    1.1.2: Quá trình sản xuất sản phẩm phần mềm

    1.1.3: Đặc trưng sản phẩm phần mềm

    1.2: Một số lý thuyết áp dụng trong xuất khẩu phần mềm

    1.2.1: Lý thuyết lợi thế so sánh

    1.2.2: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh

    1.2.3: Lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu

    1.3: Đặc điểm một số thị trường nhập khẩu phần mềm của Việt Nam

    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

    2.1: Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất phần mềm của Hà Nội

    2.1.1: Thực trạng trình độ và nguồn lực sản xuất phần mềm

    2.1.2: Thực trạng nguồn lực cho sản xuất phần mềm

    2.1.3: Lợi thế và hạn chế của các doanh nghiệp sản xuất phần mềm của Hà Nội

    2.2: Phân tích thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

    2.2.1: Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

    2.2.2: Thị trường xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

    2.2.3: Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

    2.2.4: Cơ chế, chính sách của Thành phố Hà Nội trong thúc đẩy xuất khẩu phần mềm

    2.3: Đánh giá thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

    Chương 3: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

    3.1: Phương hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

    3.1.1: Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

    3.1.2: Phương hướng phát triển sản xuất phần mềm

    3.1.3: Phương hướng xuất khẩu phần mềm

    3.2: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

    3.3: Kiến nghị
     
Đang tải...