Tiểu Luận Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam ở Hàn Quốc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1
    1. Một số các khái niệm 1
    2. Đặc điểm của người lao động Việt Nam XKLĐ sang Hàn Quốc. 2
    3. Giới thiệu về Hàn Quốc. 3
    4. Quy định của luật pháp Hàn Quốc cho lao động Việt Nam 4
    II. THỰC TRẠNG XUẤT KHÂU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC 10
    1. Thực trạng chung. 10
    2. Những tồn tại 17
    III. Giải pháp cho lao động xuất khẩu Việt Nam tại Hàn Quốc. 28
    1. Về vấn đề bỏ trốn, nhảy việc, cư trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. 28
    2. Về vấn đề lừa đảo lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc. 30
    3. Về vấn đề quy trình thủ tục: 32

    THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM Ở HÀN QUỐC
    I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    1. Một số các khái niệm
    - Hợp tác quốc tế lao động: là thuật ngữ được sử dụng trong một số nước XHCN trong phạm vi khối SEV trước đây. Thuật ngữ này không nêu được bản chất của xuất khẩu lao động vì việc xuất nhập khẩu lao động dưới hình thức không ngang giá sức lao động – một loại hàng hóa đặc biệt.
    - Đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: là một thuật ngữ được sử dụng chính thức và phổ biến trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam từ đầu năm 1990, là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
    - Xuất khẩu lao động (XKLĐ):
    Xuất khẩu lao động là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, có tính chất thông dụng để chỉ hoạt động chuyển dịch lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nó bao gồm xuất khẩu lao động tại chỗ. Tham gia quá trình này bao gồm hai bên: Bên nhập khẩu lao động và bên xuất khẩu lao động.
    Theo nghị định số 152/1999/NĐ-CP thì “ Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước ”
    - Quản lý xuất khẩu lao động: Quản lý xuất khẩu lao động là sự tác động thống nhất dựa trên các chính sách để nhằm điều chỉnh các công tác tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định hướng, quan hệ lao động, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
    + Người lao động xuất khẩu: là những người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hợp đồng ký kết giữa người lao động với các tổ chức nước ngoài và những người đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức khác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...