Luận Văn Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam​
    Information

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

    I. Việc làm và tạo việc làm

    1. Việc làm.
    a) Khái niệm và phân loại.
    Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa
    nhằm làm sáng tỏ: “việc làm là gì? ”. Và ở các quốc gia khác nhau do ảnh hưởng của
    nhiều yếu tố (nhưđiều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp ) người ta quan niệm về việc
    làm cũng khác nhau. Chính vì thế không có một định nghĩa chung và khái quát nhất về
    việc làm.
    Theo bộ luật lao động_ Điều 13: “ Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp
    luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
    Trên thực tếviệc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:
    + Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó.
    + Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc
    quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó.
    + Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới
    hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt
    động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thành viên khác trong gia đình có
    quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
    Khái niệm trên nói chung là khá bao quát nhưng chúng ta cũng thấy rõ hai hạn chế cơ
    bản. Hạn chế thứ nhất: hoạt động nội trợ không được coi là việc làm trong khi đó hoạt
    động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất không hề
    nhỏ. Hạn chế thứ hai: khó có thể so sánh tỉ lệ người có việc làm giữa các quốc gia với
    nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác nhau phụ thuộc vào luật
    pháp, phong tục tập quán, Có những nghềở quốc gia này thì được cho phép và được
    coi đó là việc làm nhưng ở quốc gia khác lại bị cấm. Ví dụ: đánh bạc ở Việt Nam bị
    cấm nhưng ở Thái Lan, Mỹđó lại đựơc coi là một nghề thậm chí là rất phát triển vì nó
    thu hút khá đông tầng lớp thượng lưu.
    Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp
    giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vỗn, tư liệu sản xuất, công nghệ, ) để
    sử dụng sức lao động đó).
    Sức lao động do người lao động sở hữu. Những điều kiện cần thiết như vốn, tư liệu sản
    xuất, công nghệ, có thể do người lao động có quyền sở hữu, sử dụng hay quản lý
    hoặc không. Theo quan điểm của Mac thì bất cứ tình huống nào xảy ra gây nên trạng
    thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó
    đều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất việc làm.
    Tuỳ theo các mục đích nghiên cứu khác nhàu mà người ta phân chia việc làm thành
    nhiều loại.
    Theo mức độ sử dụng thời gian làm việc ta có việc làm chính và việc làm phụ
    + Việc làm chính: là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất hay có thu
    nhập cao nhất.
    + Việc làm phụ: là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất sau công
    việc chính.
    Ngoài ra, người ta còn chia việc làm thành việc làm bán thời gian, việc làm đâỳđủ,
    việc làm có hiệu quả,
    b) Các đặc trưng của việc làm
    Nghiên cứu các đặc trưng của việc làm chính là việc tìm hiểu cơ cấu hoặc cấu trúc dân
    số có việc làm theo các tiêu chí khác nhau nhằm làm rõ các khía cạnh của vấn đề việc
    làm. Bao gồm có:
    + Cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi.
    Cho biết trong số những người có việc làm thì tỉ lệ nam, nữ là bao nhiêu; độ tuổi nào là
    lực lượng lao động chính (chiếm phần đông trong lực lượng lao động).
    + Sự thay đổi quy mô việc làm theo vùng (nông thôn- thành thị).
    Cho biết khả năng tạo việc làm ở hai khu vực này cũng như tiềm năng tạo thêm việc
    làm mới trong tương lai.
    + Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế.
    Cho biết ngành kinh tế nào trong nền kinh tế quốc dân có khả năng thu hút được nhiều
    lao động nhất ở hiện tại và tương lai; sự dịch chuyển lao động giữa các ngành này.
    Trong nền kinh tế quốc dân ngành kinh tếđược chia làm 3 khu vực lớn. Khu vực I:
    ngành Nông nghiệp và lâm nghiệp; khu vực II: ngành công nghiệp, xây dựng, giao
    thông vận tải, khai thác mỏ, năng lượng; khu vực III: dịch vụ.
    + Cơ cấu việc làm theo nghề.
    Cho biết nghề nào hiện tại đang tạo ra được nhiều việc làm nhất và xu hướng lựa chọn
    nghề nghiệp trong tương lai của người lao động.
    + Cấu trúc việc làm theo thành phần kinh tế.
    Cho biết hiện tại lực lượng lao động đang tập trung nhiều nhất trong thành phần kinh
    tế nào và xu hướng dịch chuyển lao động giữa các thành phần kinh tế trong tương lai.
    Thành phần kinh tế được chia dựa trên quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

    Luận văn chia làm 3 chương, dài 40 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...