Luận Văn Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của Trung tâm thương mại Hồ Gươm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của Trung tâm thương mại Hồ Gươm


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG TCMN 1
    1. Lợi thế so sánh của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng TCMN 1
    2. Vai trò của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN 3
    3. Tình hình xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam 5
    CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG TCMN CỦA HGTC 7
    1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm. 7
    1.1 . Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm 7
    1.2 . Mô hình tổ chức của trung tâm 8
    2. Tình hình phát triển kinh doanh của HGTC đến tháng 6 năm 2005 9
    2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN của trung tâm 9
    2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường nhật Bản 10
    2.3. Các hoạt động khác hỗ trợ xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường Nhật Bản 15
    2.4. Những thuận lợi và khó khăn của trung tâm trong hoạt động kinh doanh 17
    CHƯƠNG III : NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA HGTC 20
    1. Phương hướng phát triển kinh doanh của trung tâm 20
    2. Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường XK của HGTC 22
    2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu 22
    2.2. Hoàn thiện chính sách maketing trên thị trường xuất khẩu 23
    2.3. Các biện pháp đối với thị trường tiêu thụ 25
    3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà Nước 27
    3.1. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống ngân hàng tín dụng, thanh toán 27
    3.2. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu 28
    3.3. Giảm nhẹ tiền cước vận chuyển và các lệ phí tại cảng, khẩu đối với mặt hàng TCMN 28
    3.4. Chính sách hỗ trợ làng nghề và đối với các nghệ nhân 28
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    LỜI MỞ ĐẦU

    Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, với phương châm “ đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế” thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển. Mà hoạt động xuất khẩu lại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần phát triển kinh tế, đồng thời góp phần quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy, chúng ta cần hoạch định chiến lược, định hướng về xuất khẩu là phải lấy nhu cầu thị trường thế giới làm mục tiêu cho nền sản xuất trong nước sao cho thích ứng với đòi hỏi của thế giới và đặt nền kinh tế quốc gia trong lợi thế so sánh của quốc gia.
    Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế nước ta nói riêng và của thế giới nói chung đó là Nhật Bản. Nhật Bản có mối quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới, kim ngạch nhập khẩu của Nhật khoảng 550 tỷ USD/năm, xuất khẩu khoảng 670 tỷ USD/năm. Do đó hiện nay thị trường Nhật Bản là thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa sang thị trường này vì không những nó thúc đẩy tiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá nước ta.
    Với những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như : mây, tre, gỗ, cói, đất sét, từ ngàn xưa ông cha ta đã tạo ra những sản phẩm thủ công độc đáo nhưng vẫn mang đậm tính dân tộc, truyền thống. Vượt qua những khó khăn thử thách, những thăng trầm, những thay đổi của mỗi cộng đồng làng nghề, nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) của nước ta vẫn được duy trì và ngày càng phát triển hơn. Hàng TCMN không những chỉ dừng lại ở nhu cầu phục vụ khách hàng trong nước mà còn vươn mình ra thị trường nước ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn thế giới. Đặc biệt là Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về mặt hàng này nên dần dần đã trở thành bạn hàng quen thuộc của ta.
    Tuy nhiên muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, trong điều kiện mà nền kinh tế Việt Nam đang ở mức phát triển thấp, tính cạnh tranh kém thì cần phải : nghiên cứu kỹ thị trường NB, hiểu biết thấu đáo về đặc điểm thị trường; đánh giá được chính xác khả năng thực tế của việc xuất khẩu hàng Việt Nam trên thị trường Nhật ở một số mặt hàng chủ lực, đặc biệt là hàng TCMN; từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
    Nhưng thực tế cho thấy, hoạt động xuất khẩu hàng TCMN có nhiều phức tạp và vấn đề cần phải quan tâm. Cho nên, bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có phương hướng và giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của mình. Đây cũng chính là những khó khăn đang được đặt ra đối với HGTC.
    Xuất phát từ thực tế trên, sau những năm trau dồi kiến thức và lý luận trong Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh, qua thời gian thực tập tại HGTC, đồng thời được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của ThS. Trần Bích Ngọc, cùng Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Trung tâm, em xin chọn đề tài:
    “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của Trung tâm thương mại Hồ Gươm” làm luận văn tốt nghiệp.
    Nhằm đánh giá khái quát những vấn đề thị trường xuất khẩu, xác định phương hướng mục tiêu trong thời gian tới, đồng thời kiến nghị những chính sách, giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN của HGTC trong thời gian tới.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận Văn bao gồm 3 chương chính :
    Chương I : Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng TCMN.
    Chương II : Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của Trung tâm thương mại Hồ Gươm.
    Chương III : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN của Trung tâm.


    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG TCMN

    1. Lợi thế so sánh của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng TCMN:
    Các ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đang thu hút được nhiều lao động chính nhờ tận dụng được lợi thế so sánh hiện nay của Việt Nam. Phần lớn các nước Đông Nam Á cũng đã thu được những thành tựu rực rỡ và tạo lên cái gọi là “điều kỳ diệu Đông Á” nhờ vào cơ chế mở cửa. Để nối tiếp những thành công của các nước trong khu vực, quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam cần phải đi theo hướng mở hay định hướng xuất khẩu, đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm chế biến dựa trên những lợi thế so sánh của mình.
    Theo như lời của nhà kinh tế học người Anh, Davi Ricardo, một nước không nên sản xuất tất cả mọi sản phẩm mà chỉ lên sản xuất tập trung vào một số sản phẩm có “chi phí thấp hơn”, do đó có điều kiện sản xuất “thuận lợi hơn”, rồi dùng những sản phẩm đó để trao đổi lấy những sản phẩm khác mà mình có chi phí sản xuất cao hơn. Ngày nay, căn cứ vào điều kiện sản xuất, có thể chia thành hai nhóm quốc gia có lợi thế so sánh:
    v Nhóm có lợi thế về nguồn lao động, tư liệu sản xuất và yếu tố tự nhiên.
    v Nhóm có lợi thế về vốn, khoa học và công nghệ.
    Trong đó, Việt Nam là nước thuộc nhóm quốc gia có lợi thế so sánh thứ nhất. Đặc biệt là về hàng TCMN của nước ta, sản phẩm được sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 3%-5% (trừ thảm len). Vì vậy, lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu mặt hàng TCMN khá cao, chiếm từ 90%-95%. Với tiềm năng dồi dào về nguyên liệu, lao động, đội ngũ nghệ nhân và thợ thủ công, việc phát triển sản xuất kinh doanh hàng TCMN là một thuận lợi lớn của nước ta, nhất là khi thị trường nước ngoài khá thích thú với mặt hàng này của nước ta và đã đặt mua hàng TCMN Việt Nam. Được sự tín nhiệm của khách hàng như vậy cũng là do nước ta có truyền thống dân tộc lâu đời, có một lền văn hoá riêng biệt với những sản phẩm mang đậm chất con người Việt Nam.
    1.1. Lợi thế về tài nguyên:
     
Đang tải...