Luận Văn Thực trạng xuất khẩu Hàng hóa và hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam sang thị trường ASEAN th

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng XK Hàng hóa và hoạt động xúc tiến TM của VN sang thị trường ASEAN thời gian qua

    Chương I: Cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế và vai trò của xúc tiến thương mại đối với xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

    I. Cơ sở lý thuyết của xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    1. Các lý thuyết chính về trao đổi thương mại quốc tế
    Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith
    Theo A.Smith: Lợi thế tuyệt đối đề cập tới số lượng của một loại sản phẩm có thể được sản xuất ra, sử dụng cùng một nguồn lực ở hai nước khác nhau. Một nước được coi là có lợi thế tuyệt đối so với nước kia trong việc sản xuất hàng hoá A khi cùng một nguồn lực có thể sản xuất được nhiều hơn sản phẩm A ở nước thứ nhất hơn nước thứ hai.
    A.Smith cũng cho rằng, nếu quốc gia chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối thì cho phép họ sản xuất sản phẩm với chi phí hiệu quả hơn nước khác.
    Có thể xem xét ví dụ sau để thấy rõ điều này:
    Lượng lúa gạo và vải vóc có thể được sản xuất với một đơn vị nguồn lực ở Việt Nam và Hàn Quốc như sau:
    Bảng 1: Ví dụ về lợi thế tuyệt đối
    Nước Lúa gạo (tạ) Vải (mét)
    Việt Nam 10 6
    Hàn Quốc 5 10
    Căn cứ số liệu ở trên đây thì Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về lúa gạo vì cùng một đơn vị nguồn lực Việt Nam có thể sản xuất được 10 tạ lúa gạo trong khi Hàn Quốc chỉ sản xuất được 5 tạ lúa gạo, vì thế Việt nam sẽ chuyên môn hoá sản xuất lúa gạo để trao đổi thương mại quốc tế. Giải thích tương tự, Hàn Quốc có lợi thế tuyệt đối về vải và nước này nên chuyên môn hoá sản xuất vải để tham gia thương mại quốc tế.
    Nhờ sự chuyên môn hoá, các nước có thể gia tăng hiệu quả do: (1) người lao động sẽ lành nghề hơn do họ lặp lại cùng một thao tác nhiều lần; (2) người lao động không phải mất thời gian chuyển từ việc sản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác và (3) do làm một công việc lâu dài, người lao động sẽ nảy sinh ra sáng kiến đề xuất các phương pháp làm việc tốt hơn.
    Tuy nhiên, một nước nên chuyên môn hoá vào những sản phẩm nào? Mặc dù, A. Smith cho rằng thị trường chính là nơi quyết định nhưng ông vẫn nghĩ rằng lợi thế của một nước có thể là lợi thế tự nhiên hay do nỗ lực của nước đó. Lợi thế tự nhiên liên quan đến các điều kiện khí hậu và tự nhiên. Còn lợi thế do nỗ lực là lợi thế có được do sự phát triển của kỹ thuật và sự lành nghề. Điều kiện tự nhiên có thể đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất có hiệu quả rất nhiều sản phẩm như chè, cà phê, cao su ., các loại khoáng sản. Nhưng ngày nay, người ta thường buôn bán, trao đổi các loại hàng hoá đã được sản xuất công phu hơn là các nông phẩm hay tài nguyên thiên nhiên nguyên khai hoặc sơ chế, quy trình sản xuất các loại hàng hoá này phần lớn phụ thuộc vào “lợi thế do nỗ lực”.
     
Đang tải...