Luận Văn Thực trạng xuất khẩu Hàng hóa & hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam sang thị trường ASEAN

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng XK Hàng hóa &hoạt động xúc tiếnt TM của VN sang thị trường ASEAN

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

    I. Cơ sở lý thuyết của xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    1. Các lý thuyết chính về trao đổi thương mại quốc tế
    1.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith
    Theo A.Smith: Lợi thế tuyệt đối đề cập tới số lượng của một loại sản phẩm có thể được sản xuất ra, sử dụng cùng một nguồn lực ở hai nước khác nhau. Một nước được coi là có lợi thế tuyệt đối so với nước kia trong việc sản xuất hàng hoá A khi cùng một nguồn lực có thể sản xuất được nhiều hơn sản phẩm A ở nước thứ nhất hơn nước thứ hai.
    A.Smith cũng cho rằng, nếu quốc gia chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối thì cho phép họ sản xuất sản phẩm với chi phí hiệu quả hơn nước khác.
    Ví dụ:
    Lượng lúa gạo và vải vóc có thể được sản xuất với một đơn vị nguồn lực ở Việt Nam và Hàn Quốc như sau:
    Bảng 1: Ví dụ về lợi thế tuyệt đối
    Nước Lúa gạo (tạ) Vải (mét)
    Việt Nam 10 6
    Hàn Quốc 5 10
    Căn cứ số liệu ở bảng trên thì Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về lúa gạo vì cùng một đơn vị nguồn lực Việt Nam có thể sản xuất được 10 tạ lúa gạo trong khi Hàn Quốc chỉ sản xuất được 5 tạ lúa gạo, vì thế Việt nam sẽ chuyên môn hoá sản xuất lúa gạo để trao đổi thương mại quố tế. Giải thích tương tự, Hàn Quốc có lợi thế tuyệt đối về vải và nước này nên chuyên môn hoá sản xuất vảI để tham gia thương mại quốc tế.
    Nhờ sự chuyên môn hoá, các nước có thể gia tăng hiệu quả do: (1) người lao động sẽ lành nghề hơn do họ lặp lại cùng một thao tác nhiều lần; (2) người lao động không phải mất thời gian chuyển từ việc sản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác và (3) do làm một công việc lâu dài, người lao động sẽ nảy sinh ra sáng kiến đề xuất các phương pháp làm việc tốt hơn.
    Tuy nhiên, một nước nên chuyên môn hoá vào những sản phẩm nào? Mặc dù, A. Smith cho rằng thị trường chính là nơi quyết định nhưng ông vẫn nghĩ rằng lợi thế của một nước có thể là lợi thế tự nhiên hay do nỗ lực của nước đó. Lợi thế tự nhiên liên quan đến các điều kiện khí hậu và tự nhiên. Còn lợi thế do nỗ lực là lợi thế có được do sự phát triển của kỹ thuật và sự lành nghề. Điều kiện tự nhiên có thể đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất có hiệu quả rất nhiều sản phẩm như chè, cà phê, cao su ., các loại khoáng sản. Nhưng ngày nay, người ta thường buôn bán, trao đổi các loại hàng hoá đã được sản xuất công phu hơn là các nông phẩm hay tài nguyên thiên nhiên nguyên khai hoặc sơ chế, quy trình sản xuất các loại hàng hoá này phần lớn phụ thuộc vào “lợi thế do nỗ lực”.
    1.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo
    Khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng hoá, lợi ích ngoại thương là rõ ràng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một nước có thể sản xuất có hiệu quả hơn nước kia trong hầu hết các mặt hàng? Hoặc những nước không có lợi thế tuyệt đối nào cả thì chỗ đứng của họ trong phân công lao động quốc tế là ở đâu, và ngoại thương diễn ra như thế nào? Lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo sẽ là câu trả lời cho câu hỏi này.
    Theo D.Ricardo, cơ chế xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế là:
    - Mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế bởi vì ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước do chỉ chuyên môn hoá vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu hàng hoá của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác.
    - Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối hơn so với nước khác trong việc sản xuất mọi sản phẩm thì vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh về một số mặt hàng.
    Như vậy, một nước A gọi là có lợi thế so sánh so với một nước khác về một mặt hàng nào đó khi việc sản xuất ra mặt hàng đó ở nước A có chi phí cơ hội thấp hơn.
    Ví dụ:
    1.3Lý thuyết của Hecksher – Ohlin ( Lý thuyết H/O hay Mô hình H/O) về mối quan hệ giữa các yếu tố sẵn có và chuyên môn hoá quốc tế
    Lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo vẫn chưa giải thích được nguyên nhân xuất hiện lợi thế so sánh, và vì sao các nước khác nhau lại có chi phí cơ hội khác nhau.
    Để khắc phục hạn chế này, hai nhà kinh tế học Thuỵ Điển là Eli Hecksher và B. Ohlin trong tác phẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế xuất bản năm 1993 đã phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo bằng việc xác định nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất mà kinh tế học phát triển đương đại vẫn gọi là nguồn lực sản xuất. Do đó, lý thuyết của Hecksher – Ohin còn được gọi là lý thuyết lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất sẵn có, đã tính đến những khác biệt về cung ứng yếu tố (chủ yếu là đất đai, lao động và vốn) khi chuyên môn hoá quốc tế.
    Lý thuyết này chứng minh rằng, một nước sẽ thu lợi qua buôn bán nếu xuất khẩu một hàng hoá được sản xuất bằng việc sử dụng ở mức cao yếu tố sản xuất mà nước đó có tương đối nhiều (và rẻ) và nhập những hàng hoá mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng ở mức cao các yếu tố sản xuất mà ở nước mình có ít. Thương mại quốc tế dựa vào những khác biệt về yếu tố sản xuất hiện có của mỗi nước, ví dụ Việt Nam có nhiều lao động và Nhật Bản có nhiều vốn. Việt Nam có lợi thế so sánh về những hàng hoá đòi hỏi nhiều lao động (chẳng hạn sản phẩm dệt) và Nhật Bản có lợi thế so sánh về những hàng hoá đòi hỏi nhiều vốn; điều đó cũng có nghĩa là chi phí cơ hội của hàng dệt (đo bằng sản lượng thép để sản xuất ra một đơn vị hàng dệt) ở Nhật lớn hơn ở Việt Nam.
     
Đang tải...