Luận Văn Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC​
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
    1.1. Kiến thức cơ bản về xuất nhập khẩu. 1
    1.1.1. Các khái niệm 1
    1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu. 1
    1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu. 3
    1.2. Giới thiệu sơ lược về Incoterms 2010. 4
    1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu. 5
    1.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 7
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 – 2012 VÀ GIẢI PHÁP. 8
    2.1. Giới thiệu về ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam 8
    2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012. 9
    2.2.1. Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam 9
    2.2.2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012. 14
    2.3. Nhận xét 24
    2.3.1. Thuận lợi 24
    2.3.2. Khó khăn. 26
    2.4. Đề xuất giải pháp. 29
    CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 31
    3.1. Nhận xét 31
    3.1.1. Cơ sở vật chất 31
    3.1.2. Giáo trình, tài liệu học tập, giảng dạy. 31
    3.1.3. Giảng viên. 31
    3.1.4. Tính hữu ích của môn học trong thực tiễn. 31
    3.2. Đề xuất biện pháp. 32
    KẾT LUẬN 33
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
    PHỤ LỤC 35


    PHẦN MỞ ĐẦU​
    Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như vũ bão trên phạm vi toàn thế giới, lôi cuốn rất nhiều nước trên thế giới tham gia. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy này và đang nỗ lực hết sức để có thể hoà mình vào tiến trình này một cách nhanh nhất. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cầu nối hết sức quan trọng để đẩy nhanh tiến trình này. Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
    Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo. Chính vì thế ngành cà phê đã có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê nhưng vẫn chưa phải là một nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết. Để đẩy mạnh ngành xuất khẩu cà phê và để có những bước phát triển bền vững thì cần có những nhận định đúng đắn và những biện pháp hợp lý. Đó là lý do vì sao em chọn đề tài “Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu và phát triển thành chuyên đề môn học.
    1. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường các nước trong những năm gần đây. Xem xét những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    - Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
    - Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012
    - Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam


    3. Phạm vi nghiên cứu
    Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trình độ và khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
    Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu từ năm 2009 đến nay
    Về không gian: tại Việt Nam
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích cũng như những giải pháp phù hợp với thực tế thì Chuyên đề đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
    - Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống để đảm bảo tính logic của đề tài nghiên cứu.
    - Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận.
    5. Kết cấu đề tài
    Đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận
    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp
    Chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học Quản trị Xuất nhập khẩu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...