Luận Văn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC








    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
    MỞ ĐẦU 5
    1. Sự cần thiết của đề tài 5
    2.Tình hình nghiên cứu. 5
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6
    4.Đối tượng và phạm vi phạm nghiên cứu. 6
    5. Phương pháp nghiên cứu. 7
    6. Đóng góp của đề tài 7
    7. Bố cục của đề tài 7

    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 8
    1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI 8
    1.1.1. Các định nghĩa về nghèo đói 9
    1.1.2. Nguyên nhân gây ra nghèo đói 11
    1.1.3. Tiêu chí nghèo đói 22
    1.2. TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 25
    1.2.1. Tác động đối với kinh tế - xã hội 25
    1.2.2. Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo. 26
    1.3. VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 27
    1.3.1. Định nghĩa xoá đói giảm nghèo. 27
    1.3.2. Mục tiêu Thiên Niên Kỷ và vấn đề xoá đói giảm nghèo. 28

    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY. 31
    2.1. TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY 31
    2.2. NGUYÊN NHÂN 38
    2.2.1. Nguyên nhân chủ quan. 38
    2.2.2. Nguyên nhân khách quan. 46
    2.3. CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM . 48
    2.3.1. Những chính sách của Nhà nước trong công tác xoá đói giảm nghèo. 48
    2.3.2. Những thành tựu của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 59
    2.3.3. Những hạn chế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ 1986 đến nay. 66

    CHƯƠNG 3
    QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY THÀNH TỰU CŨNG NHƯ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 70
    3.1. Dựa trên sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm để nâng cao đời sống cho người nghèo. 70
    3.2. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường 72
    3.3. Xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là về nguồn lực hướng tới phát triển bền vững 72
    3.4. Đổi mới công tác tổ chức, bảo đảm tính công khai, minh bạch và làm rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người dân bàn bạc, thảo luận, nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác, quyết tâm vượt nghèo, vươn lên làm giàu của các xã nghèo, vùng nghèo và chính bản thân người nghèo trong quá trình triển khai chương trình xóa đói, giảm nghèo. 74
    3.5. Tiến hành đổi mới nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và hướng tới thị trường. 75
    3.6. Quán triệt cho người dân và cán bộ nhà nước nhận thức đúng đắn ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo. 76

    KẾT LUẬN 77
    DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO


    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài

    - Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền kinh tế, thủ tiêu dân cơ chế kinh tế cũ từ năm 1986. Những thành quả và sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm sau Đổi Mới đã đem lại những tiến bộ trong thu nhập của đại bộ phận nền kinh tế - xã hội nhưng bên cạnh đó còn tồn tại vấn đề mang tính cấp thiết đó là một bộ phận không nhỏ người dân vẫn phải sống trong điều kiện nghèo đói.

    - Nghèo đói và khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư ngày càng gia tăng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn về chính trị - kinh tế - xã hội trong tương lai gần nếu không có chính sách đúng đắn và biện pháp kịp thời.
    - Xoá đói giảm nghèo là một công cuộc lâu dài, cần có sự nhìn nhận đánh giá tổng quát để nhìn nhận rõ những thành tựu để phát huy và những khuyết điểm để có biện pháp khắc phục.
    2.Tình hình nghiên cứu


    Trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng đói nghèo và đánh giá về công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, như:
    *. Giảm đói nghèo ở Việt nam: Những con số nói lên điều gì? - Litchfield, J. và Justino, P. (2002), PRUS Tài liệu nghiên cứu no. 8. Đại học Sussex, Brighton.
    *. Khảo sát về mức sống tại Việt nam1992-93: Thông tin cơ bản, Đói nghèo và sự Phân chia các nguồn nhân lực. - Ngân hàng thế giới (World bank, 12/ 1994, cập nhật năm 2000
    *. Khảo sát về mức sống tại Việt nam 1997-98: Thông tin cơ bản, Đói nghèo và Sự phân chia các nguồn nhân lực. - Ngân hàng thế giới (World bank, 4/ 2001)
    *. Các vấn đề được lựa chọn của Việt nam, Báo cáo của cán bộ khu vực số 99/55, Quỹ Tiền tệ quốc tế (1999) Washington D.C.
    *.Toàn cầu hoá và tình trạng đói nghèo ở Việt nam. - Bản tổng kết 10 tài liệu về Chương trình nghiên cứu Toàn cầu hoá và tình trạng đói nghèo của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Vương quốc Anh (DFID), do John Thoburn and Richard Jones thực hiện.
    *. Báo cáo của UNDP về tốc độ xoá đói giảm nghèo của Việt Nam và các thành tựu trong mục tiêu Thiên Niên Kỷ (MDG) (tháng 9 năm 2003)
    *. Xóa đói, giảm nghèo ở nước ta - thành tựu, thách thức và giải pháp – Phạm Gia Khiêm - Tạp chí Cộng sản (số 2+3 – 2006).
    *. Khảo sát mức sống ở Việt Nam 1997-98 – phân tích, Hà Nội 1999/VN Vũ Tuấn Anh, Tổng Cục Thống kê Việt Nam.
    Các công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề đói nghèo ở Việt Nam và các thành tựu cũng như hạn chế của Chính Phủ. Nhưng chưa có công trình nào đi sâu phân tích, tổng kết, nghiên cứu về thực trạng của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 - bắt đầu thời kỳ Đổi Mới, mở cửa nền kinh tế. Do đó, đề tài này sẽ đi sâu phân tích thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    Trên cơ sở phân tích lý luận chung, đề tài đánh giá thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986, đưa ra một cái nhìn tổng quan để từ đó gợi mở một số giải pháp nhằm củng cố và phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại và thiếu sót trong hơn 20 năm qua.
    4.Đối tượng và phạm vi phạm nghiên cứu

    - Đối tượng: công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam
    - Phạm vi nghiên cứu: công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 trở lại đây.
    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp chủ yếu: phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
    - Các phương pháp khác: logic, thống kê, nghiên cứu tài liệu, so sánh
    6. Đóng góp của đề tài

    - Đánh giá, phân tích thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt nam
    - Gợi mở một số giải pháp nhằm phát huy các thành tựu cũng như khắc phục các hạn chế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam.
    7. Bố cục của đề tài

    Đề tài có cấu trúc gồm ba chương:

    Chương 1: Lý luận chung về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo
    Chương 2: Thực trạng công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
    Chương 3: Quan điểm định hướng và gợi mở giải pháp phát huy thành tựu cũng như khắc phục hạn chế của công tác xoá đói giảm nghèo của Việt Nam trong những năm tới

    79
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...