Đồ Án Thực trạng XKLĐ tỉnh Nam Định

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU

    Theo kết kết quả điều tra Lao động- Việc làm , tại thời điểm 1/7/2003 lực lượng lao động cả nước(gồm những người đủ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế) có hơn 42.128 ngàn người,trong đó khu vực thành thị chiếm 24,18%,khu vực nông thôn chiếm 75,82%.So với thời điểm 1/7/85%.Bên cạnh đó,nhiều cuộc điều tra khác cũng cho thấy nguồn nhân lực ở Việt Nam có quy mô lớn đã , đang và sẽ tạo ra cung về nhân lực với số lượng nhiều.Hằng năm số lượng người cần có việc làm tăng thêm hơn 1,5 triệu người .Trong khi đó,với trình độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế như hiện nay ,cầu về nhân lực phản ánh một cơ cấu lạc hậu,đại bộ phận nguồn nhân lực còn nằm trong khu vực nông nghiệp.Chính sự bất cân đối này đã đặt ra vấn đề là phải giải quyết việc làm cho người lao động.
    Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện bằng thị trường trong nước mà còn phải chú trọng phát triển cả thị trường ngoài biên giới,chính vì vậy vấn đề xuất khẩu lao động (XKLĐ) hiện nay đang được quan tâm rất nhiều.
    Xuất khẩu lao động là một hoạt động khá mới ở nước ta và chỉ phát triển mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây.Mặt khác hoạt động này ở nước ta cũng đang bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết.Chính vì vậy ,với mục đích tìm hiểu thực trạng để đưa ra giải pháp nhằm pháy huy hiệu quả hơn,em quyết định chọn đề tài về hoạt động XKLĐ để nghiên cứu,và lấy Nam Định làm thí điểm cho việc nghiên cứu để có thể nhìn nhận một cách cụ thể nhất trong việc thực hiện hoạt động này.
    Mặc dù đã có cố gắng trong việc nghiên cứu,song chắc chắn bản thảo này vẫn còn nhiều thiếu sót.Em rất mong được thầy xem xét và chỉ bảo để đề án của em được hoàn chỉnh nhất trong bản chính sắp tới.Em xin chân thành cảm ơn thầy.
    PHẦN 2 : NỘI DUNG
    Chương 1: Cơ sở lí luận
    I. Xuất khẩu lao động
    1.Khái niệm:

    Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (gọi tắt là XKLĐ) .Đây là một hoạt động kinh tế – xã hội của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực ,giải quyết việc làm,tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động,tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước,đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
    Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm đối với hoạt động này thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp , cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập.
    Đồng thời Đảng và Nhà nước còn thể hiện sự quan tâm cụ thể trong việc chỉ đạo, thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp và các đoàn thể cũng như gia đình và bản thân người lao động trong hoạt động XKLĐ.
    2.Các hình thức XKLĐ:
    Điều 134a – Bộ luật lao động đã có quy định, XKLĐ có thể được thực hiện thông qua 4 hình thức :
    Một là, thông qua cung ứng lao động theo các hợp đồng kí kết với bên nước ngoài.
    Hai là, thông qua việc đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài.
    Ba là, thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các dự án đầu tư ở nước ngoài.
    Bốn là, các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
    Bộ luật lao động cũng có quy định đối với những doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm:
    Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động XKLĐ.
    Doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.
    Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.
    Tất cả các doanh nghiệp trên muốn XKLĐ thì phải được Cục quản lý lao động Nhà nước cấp giấy phép. Hiện nay trong cả nước ta có 154 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động XKLĐ trong đó 16 doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ, 134 doanh nghiệp (chiếm 87%) doanh nghiệp được bổ sung chức năng XKLĐ,còn lại là doanh nghiệp tư nhân tham gia XKLĐ,trong số 154 doanh nghiệp này thì hơn 25% doanh nghiệp có giấy phép lao động được XKLĐ và tu nghiệp sinh tại Nhật và gần 20% doanh nghiệp có giấy phép tuyển lao động sang Hàn Quốc
    II. Lợi ích và hạn chế của việc XKLĐ:
    a.Lợi ích của việc XKLĐ :

    XKLĐ thời gian qua cũng mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
     
Đang tải...