Tiểu Luận Thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam - Những mâu thuẫn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam - Những mâu thuẫn nảy sinh và biện pháp giải quyết

    LỜI MỞ ĐẦU
    Từ giữa năm 1975, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.Bước chuyển biến cách mạng lịch sử này đã và đang diễn ra cho đến nay được hai thập kỷ song đã gặp không ít những thuận lợi, khó khăn chồng chất không lường trước được xảy ra cả trong nước cũng như trên thế giới, ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình đi lên của cách mạng nước ta.
    Trong thời kỳ 1975-1985 là thời kỳ sử dụng mô hình kinh tế cũ mà đặc trưng là: Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các thành phần kinh tế phi XHCN (tư bản, cá thể ) sớm bị xoá bỏ ở mức cao và mở rộng trong phạm vi cả nước. Những nhược điểm và khuyết điểm của mô hình đó đã trở thành sức cản lớn đối với sự phát triển KT– XH, dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội gay gắt.
    Chính những khó khăn, thách thức trong giai đoạn này đã tạo điều kiện để tư duy mới từng bước hình thành và phát triển tiệm tiến từng mặt, từng phần, ban đầu là những thể nghiệm đáng chú ý: Qua nghị quyết trung ương IV (khoá 6) với chính sách làm cho sản xuất bung ra, nghị quyết đại hội V với việc xác định thứ tự trong phát triển kinh tế khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nghị quyết trung ương VIII về giá lương tiền, nghị quyết Bộ chính trị khoá V về các quan điểm kinh tế. Và đến đại hội VI ( năm 1986) đã có một bước chuyển biến, đặc biệt trong đường lối phát triển kinh tế: bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển xã hội.
    Song trong thời kỳ quá độ từ một nước phong kiến lên một nước XHCN không kinh qua chế độ tư bản chủ nghĩa, cái cũ chưa mất đi, cái mới chưa mạnh lên, chưa có đủ sức chống lại sự chống phá của các thế lực thù địch, chính vì vậy trong giai đoạn này còn tồn tại những mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế, những vấn đề bất cập cần phải được giải quyết.
    Cũng chính vì lý do này mà trong bài tiểu luận này em xin được đề cập đến sự hình thành tất yếu của nền kinh tế thị trường (hay nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần) trong chế độ hiện nay, những mâu thuẫn và những phương hướng giải quyết.
    Kết cấu của bài tiểu luận này gồm có bốn phần:
    Lời mở đầu.
    Phần I: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập – Tính tất yếu phải xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
    Phần II: Thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam - Những mâu thuẫn nảy sinh và biện pháp giải quyết.
    Kết luận
    Để hoàn thành bài viết này em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hữu Bật, em xin chân thành cảm ơn thầy.

    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    Phần I: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Tính tất yếu phải xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam 3

    I. Nội dung quy luật mâu thuẫn: 3
    1.1. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến: 3
    1.2. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập: 4
    1.2.1. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: 4
    1.2.2. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập : 4
    1.2.3. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động phát triển: 5
    1.3. ý nghĩa phương pháp luận của quy luật: 6
    II. Tính tất yếu phải xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần: 6
    2.1. Sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 6
    2.1.1. Sở hữu TLSX và vai trò của nó 6
    2.1.2. Các hình thức sở hữu TLSX trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 8
    2.2. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 9
    2.2.1. Phạm trù thành phần kinh tế 9
    2.2.2. Thực tiễn nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam: 11
    Phần II: Thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam Những mâu thuẫn nảy sinh và biện pháp giải quyết 14
    I. Thực trạng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam : 14
    1.1. Vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam: 14
    1.2. Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay: 15
    1.2.1. Kinh tế nhà nước: 15
    1.2.2. Kinh tế tập thể: 15
    1.2.3. Kinh tế cá thể tiểu chủ: 16
    1.2.4. Kinh tế tư bản tư nhân: 17
    1.2.5. Kinh tế tư bản nhà nước: 17
    1.2.6. Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài: 17
    1.3. Thành tựu đã đạt được: 18
    1.4. Hạn chế: 21
    1.5. Những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và phương hướng giải quyết: 23
    1.5.1. Mâu thuẫn giữa tính tự giác và tính tự phát: 23
    1.5.2. Mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động làm thuê và người thuê mướn lao động: 24
    1.5.3. Mâu thuẫn giữa mục tiêu của CNXH với những ảnh hưởng của cơ chế thị trường gây ra: 25
    1.5.4 . Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội: 26
    Kết luận 28
    Danh mục tại liệu tham khảo 29
     
Đang tải...