Tiểu Luận Thực trạng việt nam và hướng hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính gần đây cũng đã cho thấy những hệ lụy to lớn khi hệ thống thanh tra giám sát thất bại trong việc điều tiết, giám sát hệ thống tài chính, chia sẻ thông tin và phối hợp công tác giữa các cơ quan giám sát quốc gia. Cái giá phải trả cho sự thất bại này không đơn thuần chỉ là các gói giải cứu các định chế tài chính lớn, các gói kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và nạn thất nghiệp, mà nghiêm trọng hơn là khủng hoảng lòng tin và bất ổn xã hội. Vẫn biết để tiến hành cải tổ hệ thống thanh tra giám sát nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả đòi hỏi rất nhiều nguồn lực và chi phí, tuy nhiên, những chi phí này sẽ vẫn thấp hơn rất nhiều so với cái giá phải trả cho sự kém hiệu quả của hệ thống thanh tra giám sát. Do đó, nhu cầu nâng cấp thậm chí thay đổi hệ thống thanh tra giám sát tài chính phù hợp hơn là đòi hỏi hết sức cấp bách đối với các quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng thay đổi này.
    Đây cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng Việt Nam và hướng hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính”

    1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    • Nhận thức rõ vai trò quan trọng của HTTC trong nền kinh tế.
    • Có được cái nhìn chung nhất về sự vận hành của HTTC ở nước ta.
    • Các bộ phận của HTTC và mối quan hệ giữa chúng
    • Từ thực tiến nền kinh tế của nước nhà, đánh giá hiệu quả hoạt động của HTTC và đưa ra các kiến nghị, đề xuất hợp lý

    1. Cơ sở lý luận
    Giám sát tài chính được hiểu là việc giám sát của Chính phủ đối với hoạt động của các định chế tài chính. Mục tiêu giám sát tài chính là phát hiện, ngăn ngừa và xử lý việc vi phạm các quy định hiện hành đối với khu vực tài chính và cuối cùng là duy trì ổn định trên TTTC. Các TTTC ở đây được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường chứng khoán.
    Thực tế, hiện nay hệ thống giám sát tài chính (HTGSTC) Việt Nam đi theo mô hình giám sát phân tán, nghĩa là các cơ quan quản lý và giám sát được thành lập và vận hành nhằm giám sát một loại định chế tài chính và khu vực thị trường nhất định trên tổng thể thị trường tài chính . nó vẫn còn nhiều hạn chế trong việc chia sẻ thông tin và sự phối hợp giữa các cơ quan trong nhiệm vụ giám sát thị trường. Các thông tin kiểm tra giám sát thông thường luôn được giữ bí mật và sử dụng cho mục đích riêng của từng cơ quan.
    Tái cấu trúc lại hệ thống giám sát tài chính - một nhiệm vụ không thể tách rời trong quá trình tái cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam vừa phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tiềm ẩn cả những rủi ro khó lường. Để Việt Nam hướng tới mô hình giám sát hợp nhất cần dựa theo những nguyên tắc sau đó là phối hợp thông tin còn hạn chếhướng tới mô hình giám sát tối ưu.
    Từ việc xem xét tính hợp lí và thực tế của HTTC nước ta nói chung cũng như hệ thống giám sát tài chính của nước ta nói riêng, chúng tôi sẽ nghiên cứu đề tài “ Thực trạng Việt Nam và hướng hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính” theo hướng nghiên cứu về “mô hình giám sát tài chính hiện nay của Việt Nam cùng những bất cập của nó”. Đồng thời tham khảo thêm các mô hình tổ chức giám sát phổ biến trên thế giới để đưa ra những nhận định phù hợp nhất.

    1. Kết cấu
    Kết cấu bài tiểu luận bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và phần nội dung với kết cấu có 5 phần:

    • Phần 1: Mô hình giám sát hiện hành của Việt Nam
    • Phần 2: Những bất cập của hệ thống giám sát tài chính hiện tại
    • Phần 3: Các mô hình tổ chức giám sát tài chính phổ biến trên thế giới
    • Phần 4: Đánh giá về mô hình Giám sát hợp nhất
    • Phần 5: Một số khuyến nghị cho hoạt động cho hệ thống thanh tra giám sát, tài chính Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...