Tiểu Luận Thực trạng Việt nam trước 15 năm đổi mới

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Thực trạng Việt nam trước 15 năm đổi mới

    Nền kinh tế Việt Nam thời kỳ trước những năm đổi mới trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Nhìn lại lịch sử ta thấy rằng, trong thời kỳ 4 năm đầu (1955-1958), ở miền Bắc còn duy trì nền kinh tế nhiều thành phần, sản xuất về cơ bản vẫn theo cơ chế thị trường, 96% hộ nông dân là kinh tế cá thể, công thương nghiệp tư bản tư doanh, kinh tế tiểu thương tiểu chủ chưa đi vào cải tạo, người lao động giảm nhiệt tình trong sản xuất, năng suất lao động hiệu quả kinh tế ngày càng giảm sút.
    Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ tư (12/1976) không xem xét tính đúng đắn của nghị quyết, không tính đến kinh nghiệm thực tiễn những năm 1955-1958 trong lãnh đạo kinh tế miền Bắc, tiếp tục đề ra nhiệm vụ cải tạo XHCN một cách lệch lạc. Kết quả là ở miền Bắc, bộ máy quản lý hợp tác xã phình ra quá lớn, cồng kềnh, ngày càng xa rời thực tiễn sản xuất. Tình trạng mất mát, hư hao tiền vốn và tài sản cố định trong các hợp tác xã, cán bộ lạm dụng chức quyền trong quản lý để tham nhũng, xâm phạm lợi ích tập thể. Mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa xã viên hợp tác xã với cán bộ quản lý hợp tác xã trở thành phổ biến. ở miền Nam , các biểu hiện tiêu cực trong các hợp tác xã như nêu trên cũng bộc lộ sớm.
    Từ 1976-1980, mặc dù đầu tư cả nước cho Miền Nam không ngừng tăng lên nhưng sản lượng lúa giảm đến mức thấp nhất. Lương thực thiếu, bình quân đầu người năm 1976 đạt được 274 kg, đến năm 1980 chỉ còn 268 kg buộc phải nhập lương thực ngày càng lớn.
    Việc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở miền Nam do làm ồ ạt nên sản xuất ngày càng sa sút, phân phối lưu thông ngày càng ách tắc, đời sống công nhân lao động ở thành thị ngày càng khó khăn, về xuất nhập khẩu thì xuất khẩu ngày càng ít, nhập khẩu ngày càng nhiều. Nhập khẩu gấp 4,5 lần xuất khẩu (năm 1979 nhập 1.526.000.000 rúp xuất khẩu chỉ có 320.000.000 rúp).
    Chi ngân sách phát hành tiền ngày càng tăng nhưng thu ngày càng giảm, giá cả năm sau cao hơn năm trước, nước ta là nước nông nghiệp nên khi sản xuất nông nghiệp bị tụt xuống đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, lại thêm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sa sút, lưu thông phân phối ách tắc, thu không đủ chi, xuất không đủ nhập nên nền kinh tế có chiều hướng ngày càng đi xuống, đời sống nhân dân ngày càng gặp nhiều khó khăn.
    Có thể nói cuối những năm 70, nước ta bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, năm sau nghiêm trọng hơn năm trước. Biểu hiện rõ nhất là sản xuất trì trệ, lạm phát tăng nhanh, thiếu công ăn việc làm gay gắt, đời sống gặp nhiều khó khăn, lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của nhà nước giảm sút.

    Định hướng cơ chế chính sách và các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005

    1. Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và công dân đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh
    Trong giai đoạn 2001-2005 hoàn thành về cơ bản việc sắp xếp, tổ chức lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước
    Nhà nước thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể. Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư nhân cũng được khuyến khích phát triển mạnh. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển và là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam

    2. Hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường
    Phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng hoá.
    Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật và chính sách nhằm mở rộng thị trường lao động tạo cơ hội bình đẳng khuyến khích người lao động học tập, đào tạo và tự kiếm việc làm.
    Phát triển thị trường bất động sản, từng bước mở rộng thị trường cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia đầu tư.

    3. Tăng cường hiệu lực của các công cụ, chính sách quản lý vĩ mô, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
    Đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch hóa
    Chính sách đầu tư nhà nước được điều chỉnh theo hướng tăng đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
    Tăng cường hiệu lực và đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nước.
    Tăng cường quản lý nợ.
    Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ.
    Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật.

    4. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, mở rộng kinh tế đối ngoại.

    5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

    6. Tiếp tục đổi mới chính sách xã hội, chính sách bảo vệ môi trường.

    Có các chính sách thích hợp tạo công bằng về cơ hội và bình đẳng trước pháp luật.
    Hình thành khung pháp luật, chính sách về bảo vệ và cải thiện môi trường.

    7. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh.
    Phân cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nước trên cơ sở gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với quyền lợi.
    Có chương trình, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ công chức nhà nước.
    Hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
     
Đang tải...