Chuyên Đề Thực trạng việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thực

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Thực trạng việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thực phẩm Hà Nội
    I. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.


    1. Vốn lưu động của doanh nghiệp.


    1.1. Khái niệm chung, đặc điểm VLĐ của doanh nghiệp.


    1.1.1.Khái niệm VLĐ.
    Trong nền kinh tế thị trường, nếu coi mỗi nền kinh tế như một cơ thể sống thì doanh nghiệp được coi như “tế bào” của cơ thể sống ấy. Chức năng chủ yếu của mỗi doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh để cung cấp cho xã hội các sản phẩm hàng hóa, lao vụ dịch vụ nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.
    Để thực hiện chức năng này, doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố đó là: Tư liệu lao động (TLLĐ), đối tượng lao động (ĐTLĐ) và sức lao động (SLĐ).


    Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp 3 yếu tố trên lại với nhau một cách hài hòa để tạo ra sản phẩm. Trong đó TLLĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không thay đổi hình thái ban đầu. Giá trị của nó được chuyển dịch dần dần vào giá trị sản phẩm và thu hồi dần khi sản phẩm được tiêu thụ. Còn ĐTLĐ (như nguyên vật liệu, bán thành phẩm ) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Những ĐTLĐ nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là TSLĐ, còn xét về hình thái giá trị được gọi là VLĐ của doanh nghiệp.


    Là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm vận động của VLĐ luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của TSLĐ. Trong các doanh nghiệp người ta thường chia TSLĐ thành 2 loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.


    - TSLĐ sản xuất bao gồm các tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như: nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang nằm trong khâu dự trữ sản xuất hoặc sản xuất, chế biến.
    - TSLĐ lưu thông bao gồm sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước
    Trong quá trình sản xuất kinh doanh các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.
     
Đang tải...