Thạc Sĩ Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao đẳng bán công Hoa Sen và một số giải pháp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao đẳng bán công Hoa Sen và một số giải pháp​
    Information

    MS: LVQLGD005
    SỐ TRANG: 99
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM


    Information


    MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen là trường một trường Cao Đẳng được
    thành lập từ năm 1994, hợp tác đào tạo với Pháp và đã thực hiện mô hình đào tạo
    xen kẽ, kết hợp chặt chẽ giữa việc học lý thuyết tại trường với việc thực tập tại các
    công ty, doanh nghiệp. Trong 7 học kỳ của 3 năm học, sinh viên có 2 lần được thực
    tập. Trường đã vận dụng triệt để phương châm giáo dục đúng đắn của Đảng: “Học
    đi đôi với hành”.
    Thị trường lao động của nước ta hiện nay vẫn chưa có sự cân bằng giữa
    “thầy” và “thợ”, số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hằng năm tăng
    đáng kể nhưng vẫn chưa cung ứng được cho công ty, doanh nghiệp một lực lượng
    lao động theo yêu cầu của họ. Sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm
    những việc không đúng chuyên môn vẫn còn là một thực tế đau lòng. Ngành giáo
    dục đã và vẫn đang tìm những biện pháp tháo gỡ, khắc phục tình trạng nêu trên.
    Trường CĐBC Hoa Sen là một trong những trường đầu tiên thực hiện mô
    hình đào tạo xen kẽ (học lý thuyết ở trường và thực tập ở công ty, doanh nghiệp)
    bằng cách học hỏi, vận dụng có sáng tạo kinh nghiệm từ các đối tác. Từ khi thành
    lập cho đến nay, trường CĐBC Hoa Sen luôn quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để
    thực hiện mục tiêu, phương thức đào tạo ấy.
    Việc chọn lựa, bố trí địa điểm, theo dõi, quản lý việc thực tập cho gần 1200
    sinh viên của Khoa không phải là điều đơn giản. Hai lần thực tập của sinh viên được
    xem như là 2 học kỳ trong 7 học kỳ mà các em phải hoàn thành để có thể nhận bằng
    Cử nhân cao đẳng khi tốt nghiệp.
    Nâng cao hiệu quả thực tập của Sinh viên là một trong những phương thức
    góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Thực tập là tạo điều
    kiện để sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế, để vận dụng những kiến thức đã
    được học. Ngoài ra, thực tập cũng là cơ hội để các em có thể hòa nhập vào môi
    trường doanh nghiệp, có hiểu biết đúng đắn hơn về nghề nghiệp, học hỏi thêm một
    số kỹ năng thực tế, rèn luyện một số phẩm chất để có thể vững vàng bước vào đời
    sau này.
    Thông qua phương thức đào tạo đó, trường cũng muốn cung cấp cho xã hội
    những người lao động không chỉ có kiến thức mà còn phải có những kỹ năng chuyên
    môn, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp nói riêng và
    của xã hội nói chung.
    Từ khi được thành lập đến nay, việc tổ chức và quản lý thực tập ở trường
    CĐBC Hoa Sen đã được Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo và thực hiện có nề nếp,
    với sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận có liên quan. Tuy nhiên vẫn
    còn khá nhiều bất cập trong công tác này. Nhất là trong hai, ba năm gần đậy, trường
    phát triển nhanh, số sinh viên hằng năm đều tăng, việc tổ chức và quản lý thực tập
    có nhiều vấn đề phát sinh và là một trong những mối bận tâm của Ban giám hiệu
    trường, của phòng Quan hệ công ty, phòng Đào tạo quản lý sinh viên và các Khoa,
    Ngành.
    Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng việc tổ chức, quản lý
    thực tập của trường Cao đẳng bán công Hoa Sen và một số giải pháp” với mong
    muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực tập cho sinh viên.

    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường Hoa Sen trong
    những năm qua. Từ những ưu điểm và nhược điểm đã phân tích, nghiên cứu để đề
    xuất những giải pháp pháp cụ thể nhằm giúp cho nhà trường, các bộ phận có liên
    quan, các khoa và ngành có thể quản lý việc thực tập của sinh viên một cách chặt
    chẽ hơn, hiệu quả hơn, tạo điều kiện để sinh viên nâng cao các kỹ năng chuyên môn,
    trình độ nghiệp vụ và từ đó, giúp sinh viên tìm được việc làm ngay sau khi tốt
    nghiệp mà không cần phải qua thời gian thử việc.

    III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

    1. Xây dựng những cơ sở lý luận liên quan đến việc quản lý thực tập
    2. Thực trạng việc quản lý thực tập của sinh viên tại Khoa Quản trị trong
    những năm qua.
    3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập của
    sinh viên.

    IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    1. Khách thể nghiên cứu: hoạt động thực tập của sinh viên Khoa Quản trị trường
    Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen.
    2. Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
    của việc quản lý thực tập của sinh viên Khoa Quản trị trường Cao Đẳng Bán Công
    Hoa Sen.

    V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

    1. Việc quản lý thực tập của trường Hoa Sen từ trước đến nay là sự thể nghiệm một
    phương thức giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nghề cho SV và đã
    đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề bất cập cần phải
    được giải quyết để ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả của học kỳ thực tập.
    2. Nếu có những giải pháp tốt hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tế hơn thì trường
    Hoa Sen sẽ tổ chức và quản lý tốt hơn việc thực tập của SV, khắc phục được những
    tồn tại hiện có. Và nâng cao hiệu quả thực tập cũng chính là góp phần hữu hiệu
    trong việc giúp sinh viên làm quen với môi trường thực của công ty, doanh nghiệp,
    rèn luyện các kỹ năng thực hành, áp dụng lý thuyết vào thực tế.

    VI. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu việc quản lý thực tập của sinh
    viên Khoa Quản trị bao gồm các ngành học sau đây: Kế toán, Quản trị kinh doanh,
    Quản trị hành chánh, Kinh tế đối ngoại.

    VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Để việc nghiên cứu đạt những kết quả mang tính chính xác của một công
    trình khoa học, không thể không lựa chọn cho mình những quan điểm làm cơ sở cho
    việc nghiên cứu, những phương pháp phù hợp để thực hiện công trình nghiên cứu.
    Từ mong muốn đó, chúng tôi đã xác định:

    1. Phương pháp luận:

    - Quan điểm hệ thống: vấn đề được nghiên cứu một cách toàn diện, khách
    quan: việc quản lý thực tập của Khoa phải được nghiên cứu trong mối quan hệ với
    các khoa khác trong trường, với mục tiêu đào tạo chung của trường.
    - Quan điểm lịch sử-logích: tìm hiểu sự hình thành và phát triển của đối
    tượng nghiên cứu, cụ thể là việc quản lý thực tập đã được thực hiện từ khi trường
    Hoa Sen mới thành lập (1999) cho đến nay (2004) với những ưu điểm được phát huy
    và những nhược điểm cần được khắc phục.
    - Quan điểm thực tiễn: từ những điều tra, nghiên cứu thực tế, phân tích để
    phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý thực tập. Và cũng dựa trên kết
    quả thực tập của sinh viên, việc quản lý thực tập của nhà trường để đề xuất những
    biện pháp quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả thực tập và khẳng định tính khả thi
    của các giải pháp.

    2. Phương pháp hệ:

    2.1 Phương pháp quan sát:

    - Đối tượng được quan sát là: phòng Quan hệ công ty, SV của các ngành thuộc
    Khoa Quản trị, các GV là Trưởng ngành, các doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên
    đến thực tập.
    - Mục đích của việc quan sát là tìm hiểu thực trạng của việc quản lý thực tập của
    Khoa Quản trị, sự phối hợp với các bộ phận có liên quan.

    2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến:

    Để thực hiện việc nghiên cứu này, chúng tôi đã đưa ra 3 mẫu phiếu thăm dò ý
    kiến:
    - Phiếu 1: dành cho sinh viên đang đi thực tập gồm 14 câu hỏi. Số phiếu thu về
    là 354.
    - Phiếu 2: dành cho các trưởng ngành và quản sinh gồm 15 câu hỏi. Số phiếu thu
    về là 48.
    - Phiếu 3: dành cho các doanh nghiệp đã tiếp nhận SV đến thực tập gồm 16 câu
    hỏi. Số phiếu thu về là 114.

    2.3 Vận dụng một số công thức của toán thống kê:

    ƒ Để phân tích và xử lý các số liệu điều tra nhằm định lượng các kết quả nghiên
    cứu, chúng tôi đã sử dụng phần mềm Excel để thống kê tần số, tính tỷ lệ phần
    trăm, trị số trung bình M, độ lệch chuẩn S.
    ƒ Số liệu được qui ước như sau:
    - Đối với câu hỏi có 4 khả năng trả lời:
    a = 4, b = 3, c = 2, d = 1
    - Đối với câu hỏi có 3 khả năng trả lời:
    a = 3, b = 2, c = 1

    2.4 Phương pháp phỏng vấn:

    - Phỏng vấn cácTrưởng ngành để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn của
    SV các ngành khi đi thực tập, sự phối hợp của Trưởng ngành với các bộ phận có liên
    quan để giải quyết những khó khăn của SV trong thời gian thực tập. Nhận xét, đánh
    giá của các Trưởng ngành về việc quản lý thực tập của trường, của Khoa hiện nay,
    những đề xuất thay đổi.
    - Phỏng vấn các doanh nghiệp đã tiếp nhận SV Hoa Sen thực tập trong nhiều
    năm qua để tìm hiểu, lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ về việc tổ chức cũng
    như quản lý thực tập của trường Hoa Sen hiện nay, những đề nghị cải tiến trong
    tương lai.
    - Phỏng vấn những SV đang đi thực tập để tìm hiểu những khó khăn của SV,
    những mong muốn của các em để việc thực tập đạt kết quả tốt hơn.
    - Phỏng vấn trưởng phòng và nhân viên phòng Quan hệ công ty để tìm hiểu
    những thuận lợi, khó khăn trong việc tìm địa điểm thực tập cho SV, đề xuất về sự
    phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường.

    VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

    Phần 1: Phần mở đầu:

    1. Lý do chọn đề tài
    2. Mục đích nghiên cứu
    3. Nhiệm vụ của đề tài
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    5. Giả thuyết nghiên cứu
    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    7. Phương pháp nghiên cứu

    Phần 2: Nội dung nghiên cứu

    Chương 1: Lịch sử vấn đề nghiên cứu

    Chương 2: Cơ sở lý luận
    1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước
    2. Thực tập
    3. Quản lý
    4. Công tác thực tập và quản lý thực tập của trường CĐBC Hoa Sen
    5. Các khái niệm, một số thuật ngữ cần làm rõ

    Chương 3: Thực trạng của việc tổ chức và quản lý thực tập của trường CĐBC Hoa Sen

    1. Việc chuẩn bị cho học kỳ thực tập
    2. Nội dung của học kỳ thực tập
    3. Việc tổ chức thực tập
    4. Tìm hiểu việc đánh giá thực tập

    Chương 4: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng
    1. Nguyên nhân từ các bộ phận có trách nhiệm trong việc tổ chức và quản lý
    thực tập
    2. Nguyên nhân từ sinh viên
    3. Nguyên nhân từ doanh nghiệp

    Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập
    1. Cơ sở đề xuất giải pháp
    2. Các giải pháp
    3. Tính khả thi của các giải pháp

    Phần 3: Kết luận và kiến nghị
    1. Kết luận
    2. Kiến nghị

    Phần 4: Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...