Thạc Sĩ Thực trạng việc quản lí hoạt động giảng dạy ở một số trường trung học cơ sở tỉnh Cà Mau

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng việc quản lí hoạt động giảng dạy ở một số trường trung học cơ sở tỉnh Cà Mau​
    Information
    MS: LVQLGD017
    SỐ TRANG: 87
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2007



    Information



    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Nhân loại đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, theo dự báo của những
    nhà tương lai học, thế kỷ XXI là thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của con người,
    thế kỷ của đỉnh cao trí tuệ. Trí tuệ của con người đóng vai trò quyết định đối với sự tiến
    bộ cũng như tốc độ phát triển của nền văn minh nhân loại. Trong cuộc hành trình vào
    thế kỷ này, vấn đề nhân lực và nhân tài là vấn đề chiến lược đối với mỗi quốc gia. Con
    người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. GD đóng vai trò đặc biệt quan
    trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ
    XXI. Đối với GD có thể nói “tương lai chính là bây giờ” phải chuẩn bị cho lớp trẻ hiện
    nay như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
    Việc đặt con người vào trung tâm của sự phát triển khiến cho GD phải rà soát lại
    nhận thức về mục tiêu: từ chỗ “học để biết” sang nhấn mạnh “học để làm” rồi “học để
    cùng chung sống”, “học để làm người” nghĩa là “khuyến khích sự phát triển đầy đủ, nhất
    là tiềm năng sáng tạo của mỗi con người” vì lợi ích của bản thân và tương lai của dân
    tộc.
    Trong một thế giới mà khoa học, kỹ thuật, công nghệ đem lại sự biến đổi nhanh
    trong đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời tạo ra sự dịch chuyển các định hướng giá trị,
    thì GD không chỉ đóng vai trò truyền đạt các tri thức khoa học kỹ thuật mà đồng thời
    phải phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi đảm bảo cho người học làm chủ được và
    biết vận dụng hợp lý những tri thức đó. GD phải quan tâm đến sự phát triển ở người học
    ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mỹ tạo nên bản sắc tồn tại độc đáo của
    nhân loại, vừa kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống, vừa sáng tạo những giá trị
    mới, thích nghi với thời đại mới.
    Nghị quyết TW2 khóa VIII đã chỉ ra nguyên nhân còn thấp kém, chưa đáp ứng
    được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới của chất lượng và hiệu quả giáo dục: “Giáo
    dục - Đào tạo nước ta còn nhiều bất cập cả về quy mô, cơ cấu và nhất là về chất lượng
    và hiệu quả; chưa đáp ứng đòi hỏi lớn ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới


    kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện CNH, HĐH đất nước theo định
    hướng xã hội chủ nghĩa”, “Công tác quản lý giáo dục có những mặt yếu kém, bất cập”.
    Hoạt động giảng dạy là một trong những hoạt động cơ bản nhất trong nhà trường,
    nó quyết định vấn đề sinh tồn của nhà trường, quyết định đến chất lượng GD. Nói đến
    hoạt động giảng dạy trước hết phải nói đến vai trò của người GV. Đội ngũ GV là những
    nhà GD, bằng chính nhân cách của mình, tác động tích cực đến sự hình thành và phát
    triển nhân cách của HS. GV phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã
    hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình
    thành bầu không khí dân chủ trong nhà trường. Do đó, muốn nâng cao chất lượng GD
    của nhà trường, phải quản lý tốt đội ngũ GV và công tác giảng dạy của GV.
    THCS là cấp học cơ sở của bậc Trung học, là cầu nối giữa Tiểu học và THPT tiếp
    tục thực hiện yêu cầu GD cơ sở định hướng cho HS học lên hoặc vào đời tùy theo năng
    lực, điều kiện hoàn cảnh của HS, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Ở cấp học
    này có vai trò quyết định đến chất lượng học tập và quá trình hình thành, phát triển nhân
    cách của HS.
    Trong những năm qua, chất lượng GD trong tỉnh Cà Mau từng bước được nâng
    lên, song vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội, đặc biệt là cấp học THCS. Vì
    vậy, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS để
    đề xuất những giải pháp quản lý đạt hiệu quả cao là vấn đề cấp thiết cần phải được thực
    hiện nhằm nâng cao chất lượng GD cấp học và nâng dần chất lượng GD toàn diện trong
    nhà trường hiện nay.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng việc quản lý
    hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau” để từ đó đề xuất những giải
    pháp cho việc quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS góp phần nâng cao chất
    lượng và phát triển GD đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với Giáo dục - Đào
    tạo trong giai đoạn hiện nay.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Khảo sát thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS đề
    xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau.

    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động giảng dạy và công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường
    THCS tỉnh Cà Mau.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

    4.1. Xác định cơ sở lý luận của đề tài

    4.2. Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường
    THCS tỉnh Cà Mau và phân tích nguyên nhân của thực trạng trên.

    4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy ở trường THCS
    tỉnh Cà Mau.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số
    trường THCS tỉnh Cà Mau từ năm học 2003 - 2004 đến năm học 2005 - 2006 và đề xuất
    các giải pháp.
    - Thành phố Cà Mau: (02 trường) THCS Võ Thị Sáu và THCS Lý Văn Lâm.
    - Huyện Cái Nước: (04 trường) THCS Quang Trung, THCS Thị trấn Cái
    Nước, THCS Tân Hưng Đông và THCS Đông Hưng.
    - Huyện Trần Văn Thời: (03 trường) THCS Thị trấn Trần Văn Thời, THCS
    Khánh Bình Tây và THCS Nông Trường U Minh.

    6. Giả thuyết khoa học

    Hoạt động giảng dạy ở các trường THCS tỉnh Cà Mau có những bước tiến bộ
    đáng kể, chất lượng GD được nâng lên, song vẫn còn có những hạn chế trong công tác
    quản lý hoạt động giảng dạy như quản lý việc nhận thức của GV và CBQL về mục tiêu
    và chương trình giảng dạy, quản lý đội ngũ GV, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả


    học tập của HS, quản lý việc sử dụng các phương tiện DH, quản lý công tác bồi dưỡng
    nâng cao trình độ của GV
    Nếu nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở
    trường THCS và đưa ra những giải pháp hợp lý sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẻ trong
    việc nâng cao chất lượng GD của cả nước nói chung và chất lượng GD trong tỉnh Cà
    Mau nói riêng.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu lý luận

    Thu thập các tài liệu thực tế, tìm hiểu các đặc trưng, tính chất của vấn đề nghiên
    cứu. Sưu tầm và đọc các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu, nghị quyết, văn bản liên quan
    đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
    Căn cứ vào các tài liệu, các báo cáo tổng kết năm học của các trường THCS,
    Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau, các số liệu để nhận định, đánh giá
    về thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS, tìm ra nguyên nhân
    và đề ra các giải pháp.

    7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu

    Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV, chúng tôi đã
    tiến hành điều tra bằng phiếu, tham khảo ý kiến của 485 CBQL trường THCS, phòng
    giáo dục và GV của 09 trường THCS trong tỉnh Cà Mau với những nội dung có liên
    quan đến các vấn đề: quản lý việc nhận thức của GV và CBQL về mục tiêu và chương
    trình giảng dạy; quản lý đội ngũ GV, quản lý việc sử dụng các phương tiện DH; quản lý
    công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS và quản lý công tác bồi dưỡng nâng
    cao trình độ của GV.
    Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi với 15 câu hỏi xung quanh những vấn đề trên cho
    hai đối tượng: CBQL và GV THCS nhằm thu thập số liệu đánh giá thực trạng việc quản
    lý hoạt động giảng dạy.

    7.3. Phương pháp quan sát

    Phương pháp này thực hiện bằng cách tiếp cận và xem xét để thu thập dữ liệu
    thực tế về công tác quản lý hoạt động giảng dạy tại một số trường THCS được tiến hành
    khảo sát. Nhằm tìm hiểu về thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy.

    7.4. Phương pháp phỏng vấn

    Phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ chuyên môn các phòng Giáo dục, hiệu trưởng,
    phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau để nắm bắt
    thêm tình hình thực tế của các trường; tham khảo ý kiến các chuyên gia với mục đích
    tìm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động
    giảng dạy và đề xuất những giải pháp cho việc quản lý hoạt động giảng dạy ở trường
    THCS có hiệu quả. Với những nội dung có liên quan đến việc quản lý hoạt động giảng
    dạy ở trường THCS như: quản lý việc nhận thức của GV và CBQL về mục tiêu và
    chương trình giảng dạy, quản lý đội ngũ GV, quản lý việc sử dụng phương tiện DH,
    quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS và quản lý việc bồi dưỡng
    nâng cao trình độ của GV.

    7.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

    Dùng toán thống kê để xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, định
    lượng chính xác cho từng nội dung, nâng cao tính thuyết phục của các số liệu được nêu
    ra trong luận văn với cách tính:
    - Tính tỷ lệ %.
    - Tính độ trung bình theo công thức: X = n
    . Với hình thức chấm điểm từ 1
    - 3 cho các mức độ thực hiện từ thấp đến cao (Yếu, trung bình, tốt). Từ đó rút ra những
    nhận xét phù hợp theo từng mức độ trung bình đạt được.
     
    n
    i
    nixi

    8. Cấu trúc luận văn

    Luận văn gồm những phần sau:
    - Phần mở đầu: Khái quát về đề tài.
    - Phần kết quả nghiên cứu gồm có ba chương:


    Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
    Chương 2: Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS
    tỉnh Cà Mau.
    Chương 3: Đề xuất những giải pháp cho việc quản lý hoạt động giảng dạy ở
    trường THCS tỉnh Cà Mau.

    - Phần kết luận và kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...