Chuyên Đề Thực trạng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam và một số kiến nghị nhằm xây dựng và bảo vệ nhãn h

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Thực trạng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam và một số kiến nghị nhằm xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu cho các doanh nghiêp Việt Nam ở nước ngoài

    LỜI NÓI ĐẦU

    Trước xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách: “tích cực và chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực” việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập của chúng ta vì cùng với việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới khi mà các hàng rào thuế quan và phi thuế dần dần được gỡ bỏ.
    Và một công cụ giúp cho việc chiếm lĩnh thị trường một cách dễ dàng và nhanh chóng, tạo lợi thế cho so sánh giữa các doanh nghiệp không gì khác chính là nhãn hiệu. Nhãn hiệu là dấu hiệu giúp cho người tiêu dùng có thể phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp này với hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp khác đồng thời nó cũng khẳng định giá trị của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng.
    Nhưng bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều bỡ ngỡ khi mới “chân ướt chân ráo” bước chân vào thị trường nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những cách hiểu sai lệch khi chỉ tập trung vào xây dựng NH, họ nghĩ rằng như thế là đủ để khẳng định mình đối với khách hàng và tạo ra được sự bảo trợ chắc chắn cho sản phẩm của mình. Hoặc không đăng ký ở nước ngoài vì không hiểu hết tính chất lãnh thổ của quyền SHTT mà chỉ tiến hành đăng ký tại Việt Nam. Chính vì thế mà nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường nước ngoài như cà phê Trung Nguyên khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, hay Vinataba tại các quốc gia Châu Á . Các doanh nghiệp này phải trả một cái giá quá đắt như việc bị cấm xuất khẩu, mất thị trường, tốn thời gian và tiền bạc trong việc tranh chấp và kiện tụng chỉ vì “chậm chân” hơn các doanh nghiệp khác trong việc đăng ký bảo hộ NH tại nước ngoài.
    Mặc dù pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều không bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký NH khi xuất khẩu vào thị trường nước họ. Nhưng cách duy nhất để tự bảo vệ mình tại thị trường của các quốc gia sở tại là đăng ký bảo hộ NH. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận cơ sở pháp lý quan trọng và đầy đủ nhất trong việc xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu chính là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Cho nên chỉ khi đăng ký nhãn hiệu chủ sở hữu nhãn hiệu mới có thể nhận được sự bảo hộ toàn vẹn nhất từ các quốc gia sở tại. Do đó việc mà các doanh nghiệp cần phải làm ngay trước khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài đó là tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước đó. Các doanh nghiệp nên hiểu rằng mất nhãn hiệu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị “mất mạng”.
    Vì vậy nghiên cứu các quy định của pháp luật các quốc gia và các Điều ước quốc tế về đăng ký nhãn hiệu là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong khóa luận này sẽ trình bày về ba hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam tại nước ngoài đó là đăng ký quốc tế, đăng ký khu vực và đăng ký quốc gia. Nhưng do thời gian và điều kiện không cho phép nên chỉ trình bày việc đăng ký trực tiệp tại Hoa Kỳ và Nhật Bản. Vì đây là những thị trường lớn và chiến lược của Việt Nam.
    Trên cơ sở phân tích, so sánh đối chiếu các hình thức đăng ký với nhau để tìm ra những lợi thế của từng hình thức đăng ký. Giúp cho doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn những hình thức đăng ký phù hợp và sao cho có hiệu quả nhất. Góp phần giải quyết vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra trong việc đăng ký nhãn hiệu Việt Nam tại nước ngoài.

    Về nội dung, khóa luận này gồm ba chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nhãn hiệu;
    Chương 2: Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ở nước ngoài;
    Chương 3: Thực trạng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam và một số kiến nghị nhằm xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu cho các doanh nghiêp Việt Nam ở nước ngoài.

    Trong quá trình nghiên cứu và phân tích với kiến thức của bản thân tác giả còn rất hạn chế và tài liệu tham khảo cũng không được phong phú, khóa luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích nhằm hoàn thiện khóa luận này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU - 1 -

    CHƯƠNG I - 4 -
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU - 4 -
    1. Khái niệm NH - 4 -
    2. Các dấu hiệu cấu thành NH - 5 -
    2.1. Dấu hiệu từ ngữ - 6 -
    2.2. Dấu hiệu hình ảnh - 8 -
    2.3. Dấu hiệu tổ hợp màu sắc - 9 -
    2.4. Dấu hiệu âm thanh và mùi - 9 -
    3. Các điều kiện để được đăng ký và bảo hộ NH - 10 -
    3.1. Điều kiện về hình thức của NH - 10 -
    3.2. Điều kiện về chức năng phân biệt của NH - 11 -
    3.2.1. Điều kiện về khả năng phân biệt của NH - 11 -
    3.2.2. Các trường hợp các dấu hiệu không có khả năng phân biệt - 13 -
    3.3. Các điều kiện khác - 17 -
    3.3.1. Dấu hiệu không được mang tính đánh lừa - 18 -
    3.3.2. Dấu hiệu trái với trật tự công cộng, đạo đức xã hội - 18 -
    4. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với NH - 19 -
    4.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông qua việc sử dụng NH - 19 -
    4.2. Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu - 20 -
    4.2.1. Đăng ký nhãn hiệu - 20 -
    4.2.2. Các hình thức đăng ký nhãn hiệu - 20 -
    4.2.3. Đơn đăng ký NH - 21 -
    4.2.4. Trình tự thủ tục đăng ký NH - 22 -
    4.3. Xác lập quyền SHCH đối vớ nhãn hiệu thông qua việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng - 22 -
    4.4. Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu thông qua việc nhận chuyển giao quyền SHCN - 23 -
    5. Vai trò của NH và tầm quan trọng của việc đăng ký và bảo hộ NH của Việt Nam tại nước ngoài - 23 -
    5.1. Vai trò của NH - 23 -
    5.1.1. Đối với doanh nghiệp - 24 -
    5.1.2. Đối với người tiêu dùng - 25 -
    5.1.3. Đối với cơ quan nhà nước - 25 -
    5.1.4. Đối với nền kinh tế - 25 -
    5.2. Tầm quan trọng của việc đăng ký và bảo hộ NH của Việt Nam ở nước ngoài - 26 -
    6. Ý nghĩa của việc đăng ký và bảo hộ NH - 28 -

    CHƯƠNG II - 29 -
    ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CỦA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI - 29 -
    1. Các nguyên tắc chấp nhận đơn xin đăng ký bảo hộ NH - 29 -
    2. Đăng ký NH của Việt Nam ở nước ngoài - 33 -
    2.1. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu - 34 -
    2.1.1. Một số quy định trong đăng ký theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid - 34 -
    2.1.2. Đăng ký quốc tế NH - 36 -
    2.2. Đăng ký nhãn hiệu khu vực - 43 -
    2.2.1. Nhãn hiệu cộng đồng - 43 -
    2.2.2. Đăng ký nhãn hiệu theo CTM - 45 -
    2.2.3. Qua những phân tích trên có thể thấy được rằng đăng ký quốc tế và đăng ký theo CTM mang lại những lợi thế hơn so với việc đăng ký trực tiếp tại các quốc gia - 48 -
    2.3. Đăng ký nhãn hiệuViệt Nam tại Hoa Kỳ - 49 -
    2.3.1. Các căn cứ để tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu - 50 -
    2.3.2. Các loại nhãn hiệu được đăng ký tại Hoa Kỳ - 50 -
    2.3.3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu Việt Nam tại Hoa Kỳ - 51 -
    2.4. Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam tại Nhật Bản - 55 -
    2.4.1. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu - 55 -
    2.4.2. Trình tự xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu - 56 -
    1. Thực trạng việc đăng ký bảo hộ NH VN - 61 -
    1.1. Thực trang về hệ thống pháp luật điều chỉnh việc đăng ký NH - 61 -
    1.2. Tình hình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam - 64 -
    1.2.1. Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam - 64 -
    1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên - 66 -
    1.2.3. Hậu quả của việc không đăng ký bảo hộ NH Việt Nam ở nước ngoài - 68 -
    1.2.4. Sau đây là một số trường hợp điển hình về tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị chiếm đoạt mất NH ở nước ngoài - 69 -
    2. Những kiến nghị trong việc xây dựng và bảo vệ NH của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài - 72 -
    2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký bảo hộ NH - 72 -
    2.2. Kiện toàn cơ quan đăng ký NH - 74 -
    2.3. Nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo hộ NH của mình - 75 -
    2.3.1. Xây dựng một nhãn hiệu mạnh - 75 -
    2.3.2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài - 78 -
    2.3.3. Những việc cần làm khi bị mất nhãn hiệu ở nước ngoài - 79 -

    KẾT LUẬN - 81 -

    CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT - 83 -

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 84 -

    PHỤ LỤC - 86 -
     
Đang tải...