Luận Văn Thực trạng vi phạm đạo đức của học sinh các trường bán công, dân lập tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông thuộc loại hình bán công, dân lập có
    hạnh kiểm trung bình, yếu khá cao, tính trong ba năm học từ 2004 đến 2006 số
    lượng học sinh có hạnh kiểm yếu lên đến 737 em. Đề tài đã điều tra thực trạng
    học sinh có hành vi vi phạm đạo đức ở 04 trường trung học phổ thông bán cộng,
    dân lập thuộc các địa bàn tiêu biểu của tỉnh An Giang là: TP Long Xuyên; huyện
    Châu Thành, huyên Tri Tôn. Sau khi phân tích kết quả điều tra. Chúng tôi nhận
    thấy học sinh có hành vi vi phạm đạo đức ở mức độ cao, với các hành vi như: "Đi
    học muộn", "Không mặc đồng phục tới trường", "Không học bài cũ", "Không làm
    bài tập về nhà, "Nói chuyện trong giờ học" và "Bỏ tiết học". Trong đó lỗi "Không
    học bài cũ", "Bỏ tiết học" có số lượng vi phạm cao nhất (Không học bài cũ:
    36,60%; Bỏ tiết học: 32,20%).
    2. Một số nguyên nhân chi phối học sinh có hành vi vi phạm đạo đức
    trong trường học như: Nhà trường, gia đình, bạn bè, xã hội và bản thân học sinh.
    Nhà trường chưa chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, một số hình
    thức trách phạt của nhà trường chưa mang tính thiện chí, còn quá khắt khe và máy
    móc. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa thực sự là tấm gương để con cái noi
    theo, thiếu sự quan tâm đúng mức, thiếu trách nhiệm trong giáo dục con em, phó
    mặc cho nhà trường. Các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào môi trường học đường.
    Một bộ phận học sinh thiếu động cơ học tập, ý thức kém, năng lực tiếp thu bài
    yếu, ham chơi.
    3. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường bán công, dân lập
    chưa được chú trọng đúng mức. Nhà trường phần lớn sử dụng các hình thức trách
    phạt đối với học sinh có hành vi vi phạm. Các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo
    dục đạo đức cho học sinh còn quá ít, một số trường chưa thực hiện được (BC Tri
    Tôn, BC Tiến Đức). Một bộ phận giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện tốt vai trò
    và nhiệm vụ của mình, chưa thực sự tâm huyết với nghề. Giáo viên bộ môn còn
    đứng ngoài cuộc đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Ban giám hiệu
    chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.
    4. Qua quá trình điều tra và phân tích thực trạng, chủ nhiệm đề tài đưa ra
    một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học
    sinh. Đối với Ban giám hiệu bao gồm 12 kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất
    lượng giáo dục đạo đức, đồng thời giúp giáo viên nhận thức rõ vai trò của việc
    giáo dục đạo đức cho học sinh. Đối với giáo viên chủ nhiệm gồm 8 kiến nghị
    nhằm đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh, công bằng khách quan trong giáo
    dục học sinh, đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, phát huy ưu điểm và hạn chế
    nhược điểm của học sinh.
    Sở Giáo Dục – Đào Tạo tỉnh An Giang đã quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học
    sinh thể hiện qua các văn bản, chỉ thị cho các trường phổ thông, nhiều trường đã
    thực hiện tốt, bên cạnh đó một số trường cần phải cố gắng hơn nữa.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Trang
    I. Lí do chọn đề tài . 1-2
    II. Mục tiêu, nội dung, phạm vi, thời gian nghiên cứu 2
    III. Đối tượng nghiên cứu . 3
    IV. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu . 3
    V. Giả thuyết khoa học .5
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
    I. Khái quát lịch sử vấn đề 6
    1. Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh trong cả nước . 6
    2. Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh ở An Giang .7
    II. Cơ sở lý luận 7
    1. Đạo đức là gì 7
    2. Hành vi đạo đức 7
    3. Giáo dục là gì 10
    4. Giáo dục hành vi đạo đức là gì . 10
    5. Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT . 10
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỌC SINH CÓ HÀNH VI VI PHẠM
    ĐẠO ĐỨC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG BÁN CÔNG, DÂN LẬP
    I. Một vài nét về giáo dục của bốn địa bàn được chọn nghiên cứu
    1. Long Xuyên 13
    2. Châu Thành 15
    3. Tri Tôn 16
    4. Đánh giá chung 17
    II. Thực trạng về hành vi vi phạm đạo đức của học sinh .19
    1. Hạnh kiểm học sinh của các trường công lập . 19
    2. Hạnh kiểm học sinh của các trường bán công, dân lập .19
    3. Hạnh kiểm học sinh của bốn trường chọn nghiên cứu . 20
    4. Một số hành vi vi phạm đạo đức của học bán công, dân lập . 21
    5. Nguyên nhân một số bạn có hành vi vi phạm đạo đức 29
    6. Hình phạt đối với những học sinh có hành vi vi phạm đạo đức 32
    7. Kết luận chung về thực trạng học sinh có hành vi vi phạm đạo đức . 37
    III. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh có hành vi vi phạm đạo
    đức 38
    1. Giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường chưa được quan tâm đúng
    mức 38
    2. Phương pháp giáo dục chưa tốt 40
    3. Ảnh hưởng xấu từ môi trường xã hội 41
    4. Năng lực tiếp thu bài của một số học sinh còn yếu . 42
    6
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    I. Kết luận
    1. Về thực trạng học sinh có hành vi vi phạm đạo đức 43
    2. Nguyên nhân có hành vi vi phạm đạo đức .43
    II. Kiến nghị
    1. Đối với Ban giám hiệu .44
    2. Đối với giáo viên chủ nhiệm 46
    PHỤ LỤC . 1-32
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...