Tiểu Luận Thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu hiện nay ở nước ta, và một số giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu hiện nay ở nước ta, và một số giải pháp
    MỤC LỤC​​​Chương1. Lý luận chung về vấn đề xuất nhập khẩu của Việt Nam.
    1. Cơ sở lý luận chung
    1.1. Lý thuyết về lợi thế
    1.2. Xét về xu thế của thị trường
    2. Ngoại thương
    2.1. Khái niệm và vai trò
    2.2. Nội dung
    3. Lý luận chung về xuất nhập khẩu
    3.1. Trạng thái cân bằng của thị trường khi không có thương mại.
    3.2. Lợi ích và tổn thất của nước xuất khẩu
    3.3. Lợi ích và tổn thất của nước nhập khẩu
    Chương2. Thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu hiện nay ở nước ta, và một số giải pháp1/ Thực trạng xuất nhập khẩu ở nước ta trong những năm gần đây.
    1.1/Giai đoạn từ 2005 về trước.
    a/ Những năm trước 1986.
    b/ Giai đoạn 1986 – 2005.
    1.2/ Thực trạng 9 tháng đầu năm 2006 và những dự báo năm 2007.
    2/ Một số giải pháp cho vấn đề XNK ở nước ta hiện nay.
    2.1/ Một số công cụ vĩ mô của Nhà nước.
    a/ Thuế quan.
    b/ Hạn ngạch nhập khẩu.
    c/ Tỷ giá hối đoái.
    2.2/ Những hoạt động xúc tiến thương mại.( vi mô)

    LỜI NÓI ĐẦUViệt Nam đang trên đà của sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Đó là sự khẳng định hoàn toàn đúng với những gì thực tế đang minh chứng cho công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn. Nhận thức được thực tế của đất nước, Đảng đã vạch ra những đường lối chiến lược đúng đắn, đó là sự nhận thức và vận dụng đúng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh mới. Một trong những chính sách đó của Nhà nước ta là khuyến khích xuất nhập khẩu (XNK), khuyến khích giao thương với bên ngoài (cả những nước TBCN mà trước đó chúng ta không đặt quan hệ) để nâng cao năng lực cho đất nước trên nhiều mặt (công nghệ,sản xuất,trình độ quản lý ).
    Kim ngạch XNK đã tăng qua từng năm cùng với tốc độ tăng trưởng cao của đất nước đã nâng cao mức sống cho người dân, đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng đói nghèo, nâng vị thế của nước ta lên một tầm cao mới. Thành công đó chính là sự phát huy tích cực của cả nguồn nội lực và cả những nguồn lực được tận dụng tốt từ bên ngoài.
    Mục đích của đề tài nhằm tìm ra một số hướng đi mới trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đang đến gần. WTO là một cơ hội nhưng đó cũng là một thách thức thật sự bởi đó là một sân chơi rộng lớn với khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ kinh tế (Việt Nam sẽ là thành viên thứ 150 của WTO).
    Đối tượng của đề tài là các công cụ, chính sách,chương trình của Nhà nước đối với vấn đề XNK, nhằm điều chỉnh hợp lý vấn đề này để mang lại một hiệu quả tối ưu cho đất nước. Phạm vi của đề tài là tất cả các hàng hoá dịch vụ,các ngành mà Việt Nam giao thương với thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem rằng các chính sách của Nhà nước ta khuyến khích ưu tiên cho những sản phẩm hay ngành nghề nào hơn hay rằng các công cụ đó của Nhà nước tác động như thế nào đối với XNK nước ta.
    Nhiệm vụ của đề tài là tìm ra được những điểm mạnh điểm yếu hay năng lực thực tế của Việt Nam trước những cơ hội , thách thức trong vấn đề XNK để từ đó chỉ ra được những biện pháp, phương hướng cho giai đoạn hiện tại và tiếp theo.
    Nhận thức được ích lợi to lớn mà XNK mang lại cho đất nước,Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách khuyến khích , hỗ trợ, xúc tiến để ngày một nâng cao kim ngạch XNK theo hướng có thặng dư thương mại. Tuy hiện tại thâm hụt cán cân thương mại đang nằm về phía Việt Nam (khoảng 5 tỷ USD mỗi năm) nhưng trong tương lai không xa chúng ta sẽ có thặng dư thương mại vì mục tiêu của chúng ta là sẽ trở thành một nước xuất siêu.
    Nội dung sẽ là cái nhìn tổng thể và khách quan về thực tại và những năm gần đây của XNK nước ta. Nội dung sẽ cho thấy được cả những thành công và cả vướng mắc trong các chương trình, chính sách, kế hoạch của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề XNK. Để thấy được những khiá cạch khác nhau của vấn đề này , chúng ta sẽ đi vào nội dung chi tiết.
    Trong quá trình nghiên cưú và trình bày, không tránh được các sai sót về hình thức cũng như nội dung trình bày mà có thể do quan điểm hay nhận thức chưa sâu sắc về vấn đề đang nghiên cứu. Kính mong có được sự cảm thông cũng như chia sẻ của cô giáo để em có thể tự hoàn thiện được cho mình khả năng ngiên cứu khoa học cho những đề tài sắp tới.
    Em xin chân thành cảm ơn!

    Sinh viên.
     
Đang tải...