Luận Văn Thực trạng về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CP THIT CA VIC NGHIÊN CU Đ TÀI
    Hiện nay ly hôn có yếu tố nước ngoài đang trở thành một vấn đề mang tính cấp thiết của toàn xã hội, bởi khi mà một nền kinh tế thị trường phát triển cùng với những quan hệ kinh tế song phương, đa phương thì vấn đề hôn nhân và gia đình nói chung và ly hôn nói riêng sẽ ngày càng trở nên phức tạp với sự xuất hiện của những yếu tố nước ngoài trong các quan hệ.
    Ly hôn là một hiện tượng xã hội mang bản chất giai cấp sâu sắc, do đó quan điểm về ly hôn của các chế độ chính trị khác nhau là không giống nhau. Dưới chế độ phong kiến, chỉ có người đàn ông mới được quyền ly hôn, thậm chí với những lý do rất vô lý, còn ngược lại, người phụ nữ không có quyền được ly hôn. Ngày nay, trong một xã hội dân chủ, quyền được tự do ly hôn của phụ nữ luôn được tôn trọng. Theo pháp luật Việt Nam, ly hôn được coi là một trong những quyền nhân thân của mỗi con người, khi cuộc sống chung vợ chồng đã hoàn toàn tan vỡ, “đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” (Đ.89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000), quan hệ vợ chồng chỉ là sự ràng buộc về mặt pháp lý “thì toà án quyết định cho ly hôn”; hay “Vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”
    Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống kinh tế và xã hội, số lượng các các vụ việc ly hôn nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam nói riêng ngày càng gia tăng, xuất hiện nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng nhằm đạt hiệu quả cao hơn nữa trong việc giải quyết các vụ việc. Do đó việc nghiên cứu: “Thực trạng về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp” đang trở thành một yêu cầu vô cùng bức thiết.
    2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Hiện nay vấn đề về thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, cũng có nhiều sách báo, tạp chí viết về vấn đề này nói chung, nhưng chỉ ở một vài khía cạnh như đề tài về một số vấn đề có yếu tố pháp lý về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn có một bên đương sự ở nước ngoài như thủ tục ủy thác điều tra, hay có công trình nghiên cứu về thủ tục xét xử , và cũng chưa có nhiều tài liệu đi sâu nghiên cứu vấn đề “Thực trạng về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam” để tìm ra nguyên nhân và đường lối xử lý.
    3. MC ĐÍCH NGHIÊN CU Đ TÀI
    Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục đích sau:
    Một là giới thiệu một cách khái quát các quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các quy định đó, giải quyết xung đột pháp luật, chọn luật áp dụng, nguyên tắc áp dụng, tình hình ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, những khó khăn, vước mắc từ đó đưa ra những phương hướng những cách giải quyết cụ thể hợp lý để vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài.
    Hai là nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm xét xử các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài của đội ngũ thẩm phán, cán bộ Tòa án tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài.


    4. ĐI TƯỢNG VÀ PHM VI NGHIÊN CU:
    4.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài khoa học bao gồm một số vấn đề về lý luận về lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài, thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay nguyên nhân của thực trạng đó và hướng hoàn thiện cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Nghiên cứu phân tích thực trạng vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài nhằm xác định tính khoa học trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này đồng thời tìm ra những mặt tích cực , những mặt còn hạn chế và để lý giải tại sao lại có thực trạng đó, từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, cũng như yêu cầu các cấp có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể hơn nữa những vấn đề có liên quan đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong thực tiễn xét xử của tòa án.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Như chúng ta đã biết những vấn đề về Tư pháp Quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân gia đình rất đa dạng và phức tạp. trong phạm vi vấn đề nghiên cứu khoa học, chúng em chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề chung có liên quan tới ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam và đặc biệt là nghiên cứu về thực trạng của vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài, nguyên nhân và giải pháp. Nội dung của đề tài bao gồm những vấn đề cơ bản như: khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển, thực trạng các vấn đề về mặt pháp luật, thực tế về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời đưa ra một số qui định tương ứng của pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam nhằm đưa ra một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Đề tài khoa học được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chững và duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối của Đảng về Nhà nước và pháp luật.
    Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài khoa học cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn logic và phương pháp xã hội học để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
    6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương:
    Chương 1: Một số khái niệm chung về ly hôn có yếu tố nước ngoài
    Chương 2: Pháp luật VN về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài
    Chương 3: Thực trạng giải quyết và một vài kiến nghị trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...