Luận Văn Thực trạng về trình độ văn hoá của ngồn nhân lực nước ta

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng về trình độ văn hoá của ngồn nhân lực nước ta



    PHẦN MỞ ĐẦU
    Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng và xu thế tăng trưởng kinh tế lấy tri thức làm động lực hiện nay, vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Con người với khả năng nắm giữ kiến thức đã trở thành mũi nhọn tạo ra sức cạnh tranh cho công ty, cộng đồng và quốc gia. Việc làm rõ vấn đề con người có thể đóng góp như thế nào cho quá trình sản xuất, đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và làm sao để con người có thể đóng góp hiệu quả hơn, tức là xem xét con người dưới góc độ phát triển nguồn nhân lực , đặc biệt thông qua giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay đã trở thành một chủ đề đòi hỏi nhiều nghiên cứu.
    Như ta đã thấy, nguồn nhân lực là nhân tố trọng tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Do đó việc nâng cao thể lực, trí lực , tâm lực, thẩm mỹ của nguồn nhân lực làm cho Nhà nước ngày càng có năng lực phẩm chất lao động mới cao hơn, có hiệu quả lao động và khả năng cạnh tranh cao hơn, làm nền tảng, động lực cho tầm cao của sự phát triển kinh tế – xã hội là rất quan trọng. Từ đó, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu những nội dung cụ thể của nguồn nhân lực mà trong đó có một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu được là chất lượng nguồn nhân lực .
    Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực , là tố chất, bản chất bên trong của nguồnn nhân lực . Nó luôn có sự vận động và phản ánh trình độ tăng trưởng kinh tế – xã hội cũng như mức sống, dân trí của dân cư. Chất lượng nguồn nhân lực là kháI niệm tổng hợp về những người thuộc nguồn nhân lực được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
    - Sức khoẻ
    - Trình độ văn hoá
    - Trình độ chuyên môn kí thuật
    - Chỉ số phát triển con người
    - Các chỉ tiêu khác
    Trong đó, trình độ văn hoá là một trong những chỉ tiêu được đánh giá là rất quan trọng của nguồn nhân lực . Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực là rất quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực . Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực là trạng thái hiểu biết cao hay thấp của người lao động đối với những kiến thức phát triển về tự nhiên và xã hội. Mặt khác, trình độ văn hoá là kháI niệm về học vấn để con người có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản và tri thức chuyên môn kĩ thuật. Do đó, việc phân tích rõ trình độ văn hoá của nguồn nhân lực nói riêng và của toàn dân cư nói chung là hết sức quan trọng. Việc xem xét tỷ lệ số người mù chữ, tỷ lệ số người học hết tiểu học, THCS, THPT của lực lượng lao động như thế nào là một nội dung cần được nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng. Để từ đó có thể rút ra những định hướng, giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại và trong tương lai của quốc gia.
    NỘI DUNG
    1.Thực trạng về trình độ văn hoá của ngồn nhân lực nước ta.
    Trình độ văn hoá là cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực, kỹ năng làm việc của người lao động. Mặt khác trình độ văn hoá lại được cung cấp qua hệ thống giáo dục và thể hiện qua mặt bằng dân trí của dân cư. Việt Nam sau hai thập kỷ thực hiện chính sách đổi mới mở của và hội nhập kinh tế quốc tế trình độ văn hoá của nguồn nhân lực nước ta đã có nhiều thay đổi đáng kể và đáng khích lệ.
    1.1.Tỷ lệ nhân lực biết chữ khá cao trong nguồn nhân lực
    Trình độ văn hoá của Nguồn nhân lực nước ta cao hơn các nước có cùng mức thu nhập nhưng còn cách xa so với Nguồn nhân lực của các nước phát triển và các nước NIC
    Đa số Nguồn nhân lực nước ta đều biết chữ. Năm 2004, tỷ lệ lao động biết chữ trong lực lượng lao động là 95%. Tỷ lệ này gần tương đương với các nước trong khu vực ( TháI Lan là 96%, Philippin là 94%). Số người biết chữ của Nguồn nhân lực nước ta không ngừng tăng lên nhờ các chính sách phát triển hệ thống Giáo dục phổ thông và phổ cập tiểu học.
    1.2.Nhân lực có Trình độ văn hoá cao chiếm tỷ lệ thấp
    Năm 2004, trong lực lượng lao động, tỷ lệ lao động có Trình độ văn hoá tốt nghiệp THCS mới đạt 32,8% và tốt nghiệp THPT là 19,7%. Cụ thể Trình độ văn hoá các cấp của lực lượng lao động là:
    Cấp trình độ 1996 2003 2004
    Chưa biết chữ (%) 5,7 4,2 5,0
    Chưa TN tiểu học (%) 20,7 25,5 12,0
    TN tiểu học (%) 27,7 30,0 30,5
    TN THCS (%) 32,1 32,7 32,8
    TN THPT (%) 13,8 17,6 19,7

    1.3. Trình độ văn hoá của Nguồn nhân lực được cảI thiện
    Mặc dù hiện nay Trình độ văn hoá của Nguồn nhân lực nước ta có hạn chế về lao động có Trình độ văn hoá cao chiếm tỷ lệ thấp, nhưng nhờ sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển Giáo dục, nên Trình độ văn hoá của Nguồn nhân lực nước ta đang có chuyển biến tích cực, có sự cảI thiện rõ rệt. Biểu hiện cụ thể là:
    - Xoá bỏ dần tình trạng không biết chữ của người lao động.
    - Giảm dần những người lao động có Trình độ văn hoá ở các cấp thấp (I, II). cấp tiểu học, từ năm 199 đến năm 2004, trong cơ cấu đã giảm 8,7%.
    - Tăng dần những người lao động có tdhv cấp III. Từ năm 1996 đến năm 2004, trong cơ cấu đã tăng 3,9%.
    1.4. Trình độ văn hoá của Nguồn nhân lực nước ta có sự khác biệt theo vùng.
    - Số lao động chưa biết chữ ở nước ta tập trung phần lớn ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc.
    - Vùng Đồng bằng sông Hồng, Bông nam Bộ, Bắc Trung Bộ là những vùng lực lượng lao động có Trình độ văn hoá cao nhất trong cả nước. Tuy nhiên, trong lực lượng lao động, tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT của các vùng này cũng chỉ ở mức 19 – 23% trong tang lực lượng lao động tong vùng. Còn các vùng khác có tỷ lệ tốt nghiệp THPT trong lực lượng lao động rất thấp (dưới 14%).
    - Đông Nam Bộ là vùng tạo ra GDP lớn nhất trong 8 vùng. ở đây có tam giác kinh tế động lực TP HCM - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu và nhiều khu Công nghiệp, khu ché xuất nên yêu cầu về lao động có kỹ năng và tay nghề lớn nhưng Trình độ văn hoá của lực lượng lao động vẫn rất thấp, tỷ lệ lao động có Trình độ văn hoá cấp THCS là 21,1% và cấp THPT là 23,1%.
    - Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, mật độ dân cư thấp. Đảng và Nhà nước ta chủ trương quan tâm xây dung phát triển kinh tế Tây Nguyên thành vùng có thế mạnh kinh tế nhưng đối với Trình độ văn hoá thấp của dân cư và lực lượng lao động thực sự là trở ngại cho quá trình thúc dảy phát triển kinh tế.
    - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng lực lượng lao động có trình độ văn hoá thấp nhất. Số lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm tới gần 35% tổng số lao động của vùng và chỉ có 9% lao động tốt nghiệp THPT.
    Chúng ta có thể tham khảo bảng sau:
    Vùng Không biết chữ Chưa TN tiểu học TN tiểu học TN THCS TN THPT
    ĐB s.Hồng 0,5 4,6 19,2 49,6 26,1
    Đông Bắc 6,6 12,8 26,8 35,5 18,3
    Tây Bắc 20,0 22,7 27,5 19,6 10,4
    Bắc Trung Bộ 1,7 10,1 29,9 39,1 10,2
    Duyên hảI Nam Trung Bộ 3,0 17,3 38,5 24,2 17,0
    Tây Nguyên 11,4 16,6 32,4 24,9 14,7
    Đông Nam Bộ 2,7 15,6 36,5 22,1 23,1
    ĐB s.Cửu Long 5,6 29,1 42,2 13,8 9,3

    1.5.Trình độ văn hoá của Nguồn nhân lực có sự chênh lệch khá lớn khu vực thành thị và nông thôn.
    Trình độ văn hoá của lực lượng lao động khu vực thành thị cao hơn và có xu hướng phát triển nhanh hơn nông thôn. Thể hiện ở bảng số liệu sau:
    Chung Thành thị Nông thôn
    1996 2003 1996 2003 1996 2003
    Chưa biết chữ 5,72 4,24 2,23 4,29 6,61 5,19
    Chưa TN tiểu học 20,72 15,48 13,57 7,95 22,55 17,88
    TH tiểu học 27,7 31,51 23,19 23,90 28,85 33,94
    TN THCS 32,08 30,40 29,24 26,10 32,81 31,55
    TN THPT 13,78 18,37 31,76 40,06 9,19 11,43

    Năm 1996, cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thì ở khu vực thành thị có những 61 người tốt nghiệp PTCS trở lên. Trong khi đó ở nông thôn là gần 42 người. Đến năm 2003 con số này ở khu vực thành thị là gần 67 người, gấp 1,6 lần khu vực nông thôn. Đặc biệt tỷ lệ người tốt nghiệp cấp III trong lực lượng lao động ở khu vực thành thị năm 1996 là 31,76% đã tăng lên 40,06% năm 2003. Các tỷ lệ tương ứng này ở khu vực nông thôn là 9,19% và 11,43%.
    1.6. Có sự khác biệt giữa lực lượng lao động nam và nữ theo Trình độ văn hoá.
    Xét theo giới tính, ta thấy lực lượng lao động nam có Trình độ văn hoá cao hơn so với tỷ lệ này của lực lượng lao động nữ. Tỷ lệ chưa biết chữ của lực lượng lao động nam năm 1996 là 4,36% giảm xuống còn 3,26% năm 2003. Trong khi đó tỷ lệ này của lực lượng lao động nữ là 7,04% năm 1996 và giảm xuống còn 5,26% năm 2003.

     
Đang tải...