Luận Văn Thực Trạng Về Tranh Chấp Lao Động Và Sự Cần Thiết Ban Hành Pháp Lệnh Thủ Tục Giải Quyết Các Tranh Ch

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực Trạng Về Tranh Chấp Lao Động Và Sự Cần Thiết Ban Hành Pháp Lệnh Thủ Tục Giải Quyết Các Tranh Chấp Lao Động
    LỜI NÓI ĐẦU​​Ở nước ta vào những năm 1980 trở về trước, nền kinh tế còn mang nặng tính hành chính, bao cấp, sức lao động chưa được coi là hàng hoá, do đó cũng không có khái niệm thị trường mua bán sức lao động. Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người, nên mọi người đi làm trong khu vực hành chính cũng như trong khu vực công nghiệp, thương nghiệp đều trong biên chế được hưởng lương của nhà nước. Do đó, về mặt lý luận cũng như pháp luật, chúng ta chưa nêu ra khái niệm thế nào là tranh chấp lao động. Mọi tranh chấp xảy ra giữa cán bộ công nhân viên chức và người lãnh đạo, người quản lý được giải quyết bằng thủ tục hành chính. Ngày 14 - 01 - 1985, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 10/HĐBT chuyển Toà án nhân dân xét xử bốn loại về tranh chấp lao động bao gồm:
    Công nhân viên chức Nhà nước bị xử lý bằng hình thức buộc thôi việc.
    Học sinh học nghề trong nước, học sinh học nghề, giáo viên dạy nghề và thực tập sinh sản xuất ở nước ngoài bị buộc phải bồi thường phí tổn đào tạo cho Nhà nước và bị thi hành kỷ luật.
    Những người đi hợp tác lao động với nước ngoài bị buộc phải bồi thường phí tổn cho Nhà nước và vi phạm hợp đồng, bị kỷ luật phải về nước trước thời hạn.
    Những tranh chấp giữa người làm công với chủ tư nhân.
    Quyết định số 10/HĐBT chưa đưa ra khái niệm tranh chấp lao động và việc giải quyết bốn loại việc trên của Toà án theo thủ tục giải quyết một vụ án dân sự, chứ không phải án lao động.
    Với Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), công cuộc đổi mới của nước ta được khởi xướng. Một trong những nội dung cốt lõi của đổi mới là đổi mới nền kinh tế, xây dựng chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Quan hệ lao đông cũng được đổi mới, vì vậy ngày 20 - 08 - 1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành pháp lệnh hợp đồng lao động, trong đó, có một chương (chương IV) “Giải quyết tranh chấp lao động và xử lý vi phạm”. Từ đây, khái niệm “tranh chấp lao động” đã được pháp luật ghi nhận. Điều 27 Pháp lệnh hợp đồng lao động ghi “Bất đồng nảy sinh giữa hai bên về việc thực hiện hợp đồng lao động gọi là tranh chấp lao động và được giải quyết theo trình tự giải quyết tranh chấp lao động”.
    Pháp lệnh hợp đồng lao động đã đưa ra khái niệm về tranh chấp lao động, đồng thời đã nêu ra các cơ quan giải quyết tranh chấp lao động gồm: Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, Hội đồng trọng tài cấp huyện trở lên cử ra và Toà án nhân dân (Điều 29). Nhưng pháp lệnh hợp đồng lao đồng chưa phân biệt tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể và chưa nêu ra cách thức giải quyết của các cơ quan trên như thế nào.
    Nghị định số 165/ HĐBT ngày 12 - 05 - 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng lao động lại nêu: “Quyết định của tranh chấp lao động hoặc biên bản hoà giải của hợp đồng lao động ở cơ sở được thi hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày các bên nhận được quyết định hoặc biên bản. Nếu quyết định hoặc biên bản không được các bên tự nguyện thi hành thì chuyển sự tranh chấp lao động sang toà án xét xử” ( Điều 24). Theo quy định trên thẩm quyền xét xử của Toà án về tranh chấp lao động khá rộng, không còn bó hẹp bốn loại việc quy định ở quyết định số 10/ HĐBT. Song, do không có sự hướng dẫn tiếp theo của Toà án nhân dân tối cao nên, các Toà án vẫn chỉ thụ lý 4 loại việc được quy định trong quyết định số 10/ HĐBT, và vẫn áp dụng thủ tục giải quyết các vụ án dân sự để xét xử.
    Hiến pháp 1992, của Nhà nước ta chính thức ghi nhận: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ sở thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức lao động được chính thức coi là hàng hoá và được tự do trao đổi trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Để tạo cho quan hệ lao động phát triển lành mạnh bảo đảm được lợi ích hợp pháp của người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển, ngày 26-06-1994 Quốc hội khoá IX đã thông qua Bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 1-1-1995. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động cũng được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 11-04-1996 và có hiệu lực ngày 1-7-1996. Từ đó đến nay các cấp Toà án đã thụ lý giải quyết các loại án tranh chấp lao động. Đây là loại án mới, các cấp Toà án chưa có nhiều kinh nghiệm xét xử loại án này. Mặt khác Bộ luật lao động cũng như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động còn nhiều điểm cần có sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền, nên việc nghiên cứu đề tài thực tiễn giải quyết các tranh chấp lao động tại Toà án trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giải quyết các tranh chấp lao động tại Toà án là việc làm cần thiết.



    MỤC LỤC​​Lời nói đầu
    Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
    I. Thực trạng về tranh chấp lao động và sự cần thiết ban hành pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.
    II. Những đặc điểm cơ bản của pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.
    1. Người tham gia tố tụng.
    2. Về thẩm quyền của Toà án.
    3. Về việc hoà giải.
    4. Về thời hạn xét xử.
    5. Về việc giải quyết các cuộc đình công.
    III. Kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp lao động ở một số nước trên thế giới.
    1. Malaixia.
    2. Một số vấn đề trong xét xử vụ án ở Cộng hoà liên bang Đức.
    Chương II: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI TOÀ ÁN TRONG NHỮNG NĂM QUA.
    I. Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án lao động từ ngày 1-07-1996 đến nay.
    II. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án lao động.
    A. Về áp dụng quy định của Bộ luật lao động.
    1. Trong các vụ án về chấm dứt hợp đồng lao động.
    2. Trong các vụ án về kỷ luật sa thải.
    B. Về áp dụng các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.
    1. Thụ lý vụ án lao động.
    2. Xác minh, thụ lý chứng cứ.
    3. Hoà giải.
    4. Việc xét xử tại phiên toà sơ thẩm.
    Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT CÁC ÁN LAO ĐỘNG.
    I. Kiện toàn tổ chức các Toà lao động.
    II. Cần đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết án lao động.
    III. Cần có sự hướng dẫn kịp thời về áp dụng pháp luật lao động.
    1. Những vướng mắc về luật nội dung.
    2. Những vướng mắc về luật tố tụng.
    Kết luận.
     
Đang tải...