Luận Văn Thực trạng về tình hình áp dụng kế toán máy trong tổ chức công tác kế toán CPSX và tính giá thành sả

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng về tình hình áp dụng kế toán máy trong tổ chức công tác kế toán CPSX và tính GTSP hiện nay ở các Doanh nghiệp SX
    CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÁY.
    1.1 Bản chất chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, các cách phân loại chi phí
    1.1.1 Bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
    Quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) có thể khái quát với 3 giai đoạn cơ bản, có mối quan hệ mật thiết với nhau:
    -Quá trình mua sắm, chuẩn bị các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh.
    -Quá trình tiêu dùng, biến đổi các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh một cách có mục đích thành kết quả cuối cùng.
    -Quá trình tiêu thụ kết quả cuối cùng của quy trình sản xuất kinh doanh.
    Hoạt động của doanh nghiệp thực chất là sự kết hợp, tiêu dùng, chuyển đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo thành các sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định.
    Trên phương diện này, chi phí sản xuất (CPSX) của DN là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà DN phải chi ra trong quá trình sản xuất, trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền. Khi xem xét bản chất của CPSX trong DN, cần phải xác định rõ các mặt sau:
    - Chi phí của DN phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định.
    - Độ lớn của chi phí phụ thuộc rất lớn vào hai nhân tố chủ yếu: khối lượng và các yếu tố sản xuất đã hao phí.
    Xét về thực chất thì CPSX là sự chuyển dịch vốn của DN vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của DN bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các nhà quản trị DN luôn cần biết số chi phí chi ra cho từng hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, số chi phí đã chi ra đó cấu thành trong số sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành là bao nhiêu? Giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ sẽ giúp cho các nhà quản trị DN trả lời được câu hỏi này.
    Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
    Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của DN, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD), cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà DN đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận.
    1.1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
    Về mặt bản chất, CPSX và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của DN, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở chỗ: CPSX là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, còn giá thành sản phẩm lại là thước đo mức CPSX thực tế để sản xuất ra từng loại sản phẩm, từ đó để kiểm soát, giám sát các CPSX đã bỏ ra. Mối quan hệ này được thể hiện qua công thức:
    ZSP = CPSXDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ – CPSXDD cuối kỳ.
    Khi giá trị sản phẩm dở dang (SPDD) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có SPDD thì tổng giá thành bằng tổng CPSX phát sinh trong kỳ.
    CPSX và giá thành sản phẩm cùng giống nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Cụ thể:
    - Khi nói đến CPSX là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng CPSX nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định.
    - Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục, còn việc tính giá thành sản phẩm thực hiện tại một điểm cắt có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là CPSX dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một số khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng CPSX cho nó - đó là CPSX dở dang đầu kỳ. Như vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm CPSX của kỳ trước chuyển sang và một phần của CPSX phát sinh trong kỳ. (Thể hiện ở công thức về mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm ở trên).
    Như vậy, CPSX liên quan đến sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở cuối kỳ, không liên quan đến sản phẩm làm dở đầu kỳ; còn giá thành sản phẩm liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở đầu kỳ nhưng không liên quan đến sản phẩm dở cuối kỳ.
    Mặt khác, giá thành sản phẩm mang tính chất chủ quan, việc giới hạn CPSX tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tính toán, xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế- tài chính, chế độ kế toán hiện hành. Những quan điểm và quy định đó đôi khi không hoàn toàn phù hợp với bản chất của chi phí và giá thành sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp cần nhận thức rõ ràng, đầy đủ để sử dụng thông tin cho thích hợp.
    1.1.3 Phân loại chi phí sản xuất.
    CPSX của DN bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Để thuận tiên cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, CPSX cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.
    - Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế:
    Căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí thì CPSX được chia thành:
    + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
    + Chi phí nhân công trực tiếp.
    + Chi phí sản xuất chung.
    - Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất:
    Nghiên cứu chi phí theo ý nghĩa đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thì CPSX kinh doanh được chia thành:
    + Chi phí ban đầu.
    + Chi phí luân chuyển nội bộ.
    - Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí:
    Theo tiêu thức này, CPSX kinh doanh được chia thành 2 loại:
    + Chi phí trực tiếp.
    + Chi phí gián tiếp.
    - Phân loại CPSX kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh:
    Theo tiêu thức này, CPSX kinh doanh bao gồm:
    + Chi phí cơ bản.
    + Chi phí chung.
    - Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động:
    Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, chi phí được chia thành:
    + Chi phí khả biến-gọi tắt là biến phí.
    + Chi phí bất biến- gọi tắt là biến phí.
    + Chi phí hỗn hợp.
    Ngoài ra, còn một số cách phân loại chi phí khác nữa .
     
Đang tải...