Thạc Sĩ Thực trạng về tham nhũng lãng phí trong các chương trình dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách và

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Tham nhũng, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) đang là điều
    nhức nhối, làm suy yếu các nguồn lực đất nước, gây cản trở quá trình đối mới,
    kìm hãm sự phát triển, suy giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và
    phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong xã hội.
    Với vị trí, vai trò của mình, cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tối
    cao của các nước đã phối hợp hành động và đã thu được những kết quả trong
    công cuộc đấu tranh phòng ngừa tệ tham nhũng, lãng phí nói chung và trong
    đầu tư XDCB nói riêng. Nước ta, luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) đã xác
    định vai trò cơ quan KTNN "cơ quan KTNN thực hiện việc kiểm tra, xác định
    tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN các cấp, cơ quan, đơn
    vị có liên quan theo quy định của Pháp luật". Tại Nghị định số 93/2003/NĐ-
    CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ đã quy định vị trí, chức năng cơ quan
    KTNN "là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng kiểm toán, xác nhận
    tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN các cấp và báo cáo
    tổng quyết toán NSNN; báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của cơ quan,
    đơn vị, tổ chức có sử dụng NSNN; Kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính
    kinh tế trong việc quản lý, sử dụng NSNN và tài sản công". Sau 9 năm vừa xây
    dựng, hoàn thiện vừa thực hiện nhiệm vụ giao, KTNN đã kiến nghị với cơ
    quan chức năng và đơn vị được kiểm toán tăng thu, tiết kiệm chi cho NSNN
    hàng nghìn tỷ đồng, trong đó thu hồi về NSNN và giảm giá trị quyết toán công
    trình hàng trăm tỷ đồng, góp phần đáng kể phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.
    Trước thực trạng tham nhũng, lãng phí trong dự án đầu tư XDCB đã trở
    thành "quốc nạn", nó diễn ra ở tất cả các bước, các khâu và các nội dung công
    việc trong quá trình đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN. Vì vậy Đảng, Chính
    phủ, Quốc hội đã ra nhiều pháp lệnh, thông tư, chỉ thị với nhiều biện pháp tích
    cực phòng chống tham nhũng, lãng phí nhưng tệ tham nhũng, lãng phí không
    những không giảm mà có chiều hướng gia tăng. Mới đây Bộ Chính trị cơ chủ
    trương "tiếp tục đi sâu tiến hành kiểm tra công tác quản lý đầu tư XDCB và sử
    dụng đất đai; tiến tới đưa những việc này trở thành nề nếp thường xuyên". Với
    vị trí, vai trò cơ quan KTNN, một cơ quan kiểm tra có tính chất thường xuyên,
    đề tài đã tập trung nghiên cứu về:
    - Đối tượng là , dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN.
    - Phạm vi là các sai phạm trong đầu tư XDCB qua kênh thông tin đại
    chúng và qua kết quả kiểm toán.
    - Phương pháp nghiên cứu là: Dựa trên cơ sở chỉ nghĩa Mác - Lê Nin,
    quan điểm của Đảng về công tác kiểm toán và bằng phương pháp luận chủ
    nghĩa duy vật biện chứng, chỉ nghĩa duy vật lịch sử, từ đặc điểm về quản lý
    đầu tư XDCB, từ vị trí, vai trò của cơ quan KTNN, tổ nghiên cứu chỉ ra thực
    trang tham nhũng, lãng phí trong , dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN và
    những giải pháp đặt ra đối với cơ quan KTNn nhằm giảm thiểu tệ tham nhũng,
    lãng phí với mục tiêu và nhiệm vụ:
    Một là: thấy rõ đặc điểm, tính phức tạp trong quản lý đầu tư XDCB dễ
    tạo khe hở để tham nhũng, lãng phí.
    Hai là: nhận diện rõ thực trạng tham nhũng, lãng phí diễn ra ở tất cả
    các giai đoạn đầu tư XDCB dưới các dạng khác nhau và nguyên nhân của nó.
    Ba là: làm rõ cơ sở lý luận về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải có giải
    pháp đặt ra đối với KTNN.
    Bốn là: đưa ra các giải pháp đối với KTNN trong việc phòng ngừa để
    giảm thiểu tham nhũng, lãng phí trong , dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn
    NSNN.
    Phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ trên, đề tài được kết cấu (ngoài phần
    mở đầu, kết luận) phần nội dung gồm 3 chương trình như sau:
    Chương 1: cơ sở lý luận về tham nhũng, lãng phí; vai trò của KTNN
    trong việc phòng chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư XDCB.
    Chương 2: Thực trạng về tham nhũng, lãng phí trong , dự án đầu tư
    XDCB sử dụng vốn NSNN ở nước ta.
    Chương 3: những giải pháp đặt ra đối với KTNN trong việc phòng
    chống tham nhũng, lãng phí trong , dự án đầu tư XDCb sử dụng vốn NSNN.

    chương I
    cơ sở lý luận về tham nhũng, lãng phí;
    vai trò của Ktnn trong việc phòng, chống
    tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản

    1.1- khái niệm, đặc điểm, vai trò các công trình, dự
    án đầu tư XDCB
    1.1.1- Khái niệm về đầu tư XDCB và các công trình XDCB.

    Hoạt động đầu tư nói chung là quá trình bỏ vốn (tiền, nguồn lực, công
    nghệ) để đạt được một mục tiêu hoặc một số mục tiêu nhất định.
    Hoạt động đầu tư XDCB thực hiện bằng cách tiến hành nâng cấp, xây
    dựng mới các TSCĐ được gọi là đầu tư XDCB. XDCB chỉ là một khâu trong
    hoạt động đầu tư XDCB. XDCB là các hoạt động cụ thể để tạo ra TSCĐ (như
    khảo sát, thiết kế, xây lắp, lắp đặt thiết bị dây chuyền công nghệ). Kết quả của
    hoạt động XDCB là các TSCĐ, có năng lực sản xuất và nhiệm vụ nhất định.
    Như vậy XDCB là một quá trình đổi mới và tái sản xuất mở rộng có kế hoạch
    các TSCĐ của nền kinh tế quốc dân trong các ngành sản xuất, vận chuyển
    cũng như không sản xuất vận chuyển. Nó là quá trình xây dựng cở sở vật chất
    phục vụ cho đầu tư phát triển của một quốc gia.
    Công trình XDCB là sản phẩm công nghệ xây lắp gắn liền với đất (bao
    gồm cả khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) được tạo thành
    bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động. Công trình XDCB bao gồm một
    hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền đồng bộ,
    hoàn chỉnh (có tính đến việc hợp tác sản xuất) để sản xuất ra sản phẩm nêu
    trong dự án.
    1.1.2- Vai trò của đầu tư XDCB
    Đầu tư XDCB là lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất đặc biệt tạo ra cơ
    sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho xã hội, nó giữ vai trò hết sức quan trọng trong
    nền kinh tế quốc dân bởi vì mục đích chủ yếu của đầu tư XDCB là đảm bảo
    nâng cao nhanh chóng năng lực sản xuất của các ngành, các khu vực kinh tế,
    đảm bảo mối liên hệ tỷ lệ cân đối giữa các ngành, các khu vực và phân phối
    hợp lý sức sản xuất. Nó góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá đất nước, tăng cường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực
    và trên thế giới.
    Song việc đầu tư XDCB phải xác định bước đi trong lộ trình đồng bộ
    phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng thời kỳ trong nước cũng như quá trình
    hội nhập nền kinh tế thế giới "Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ
    thống cơ sở hạ tầng: giao thông, bưu điện, điện lực, thông tin, thuỷ lợi, cấp
    thoát nước v.v " (Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ 9 - NXB chính trị
    QG năm 2001- Tr.94)
    Trong lộ trình ấy việc đầu tư XDCB phải chọn lọc để đảm bảo sự phát
    triển bền vững, tự chủ: "Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng
    quan trọng, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh
    tế và quốc phòng, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên "
    (Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ 9 - NXB chính trị QG năm 2001-
    Tr.93).
    Sản phẩm của đầu tư XDCB có ý nghĩa lớn về nhiều mặt như: khoa học
    kỹ thuật, chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật và quốc phòng.
    1.1.3- Đặc điểm của sản phẩm XDCB
    Sản phẩm của đầu tư XDCB là những công trình xây dựng như nhà
    máy, công trình công cộng, nhà ở, cầu đường, bến cảng,.v.v nó mang những
    đặc điểm riêng, đó là:
    - Sản phẩm XDCB mang tính chất đặc biệt và tổng hợp, sản xuất không
    theo một dây chuyền nhất định và hàng loạt mà mỗi công trình một kiểu,
    không giống nhau. Ngay trong một loại công trình cũng khác nhau về kết cấu,
    kiểu cách, .v.v cho nên sản phẩm đầu tư XDCB thường không có tính chất
    liên tục trong quá trình sản xuất, nên không tận dụng hết thời gian làm việc
    người công nhân.
    - Sản phẩm đầu tư XDCB gắn chặt với đất đai nơi sản xuất và nơi sử
    dụng, sau khi xây dựng xong cố định tại một chỗ.
    - Sản phẩm đầu tư XDCB thường là những công trình xây dựng có kích
    thước và trọng lượng lớn. Số lượng lao động, tính chất lao động, cũng như số
    lượng về nguyên vật liệu và máy móc thiết bị dụng cụ phục vụ cho quá trình
    sản xuất của mỗi sản phẩm xây dựng đều khác nhau, luôn thay đổi theo thời
    gian và yêu cầu kỹ thuật.
    - Địa điểm đặt từng loại sản phẩm xây dựng thường thay đổi và phân
    tán. Quá trình tiến hành sản xuất thường tiến hành ngoài trời nên hay bị ảnh
    hưởng của điều kiện thiên nhiên
    - Vốn đầu tư XDCB thường lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Do đó khi
    tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ khi lập dự án tiền khả thi, dự án khả
    thi, chọn địa điểm xây dựng, thiết kế và tổ chức xây dựng công trình để tránh
    phá đi làm lại, sữa chữa gây thiệt hại vốn đầu tư và thời gian sử dụng công trình.
    - Giá thành công trình rất phức tạp và thường xuyên thay đổi theo từng
    giai đoạn, theo sự tiến bộ công nghệ thi công.
    - Sản phẩm XDCB không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế - kỹ thuật mà còn
    mang tính nghệ thuật, tập quán, thói quen, v.v Hay nói một cách khác nó
    phản ánh trung thực trình độ kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hoá nghệ thuật
    trong từng giai đoạn phát triển của một đất nước.
    1.1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của quá trình XDCB
    Quá trình đầu tư XDCB thiếu tính ổn định, luôn biến động như: thiết kế
    thay đổi, chỉnh sửa theo yêu cầu của chủ đầu tư cũng như theo điều kiện thực
    tế sử dụng của mỗi công trình; địa điểm công trình luôn thay đổi nên phương
    pháp tổ chức thi công cũng như biện pháp kỹ thuật cũng thay đổi; tuy sản xuất
    sản phẩm đứng im nhưng quá trình sản xuất lại luôn di chuyển nên năng suất
    lao động không cao, gây lãng phí do xây dựng nhiều công trình tạm; vật liệu
    xây dựng nhiều, trọng lượng lớn, chi phí vận chuyển cao, nơi làm việc và lực
    lượng lao động không ổn định dễ gây tâm lý tuỳ tiện và năng suất lao động thấp.
    - Chu kỳ sản xuất dài và chi phí sản xuất lớn nên trình tự bỏ vốn cũng
    như tiến độ thi công có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy hiệu quả vốn
    đầu tư từ khi thi công đến khi đưa vào sử dụng.
    - Giá trị sản phẩm dở dang lớn gây khó khăn trong khâu kiểm kê sản
    phẩm làm dở để xác định chi phí sản phẩm dở dang.
    - Dự án đầu tư XDCB thường do nhiều đơn vị cùng tham gia thi công
    nên thường khó khăn trong khâu phối hợp tổ chức thi công.
    - Việc quyết toán vốn đầu tư hoàn thành phức tạp, mất nhiều thời gian.
    1.1.5. Quản lý Nhà nước đối với công tác đầu tư XDCB:
    Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, từ nền kinh tế tập trung quan
    liêu bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hoá thị trường định hướng
    XHCN để dần hội nhập với khu vực và thế giới, công tác quản lý đầu tư
    XDCB cũng được đổi mới theo tiến trình đó: từ Nghị định 232/NĐ-CP ngày
    6/6/81 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ quản lý
    XDCB (văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên), tiếp thu nghị định 237/HĐBT
    ngày 8/8/85 của HĐBT về quy chế giao nhận thầu, quyết định 352/CT ngày
    6/1/85 của chủ tịch HĐBT về hình thức tổ chức và hoạt động thiết kế xây
    dựng. Tiếp đến nghị định 385/NĐ-HĐBT ngày 7/1/90 sửa đổi, bổ sung thay
    thế điều lệ quản lý ĐT XDCB (NĐ 232/NĐ-CP). Rồi Nghị định 177/CP ngày
    20/10/1994, Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996, Nghị định 92/CP, Nghị định
    52/CP ngày 8/7/99
    Từ những đặc điểm phức tạp của sản phẩm xây dựng cơ bản và sự điều
    chỉnh, bổ sung liên tục Quy chế quản lý đầu tư xây dựng là những đặc trưng
    trong quá trình chuyển đổi hoàn thiện; trong quá trình đó không tránh khỏi
    thiếu sót tồn tại, có cơ hội cho tham nhũng, lãng phí.
    1.2. Khái niệm tham nhũng, lãng phí.
    Tham nhũng, lãng phí là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự hình
    thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của Nhà nước. Nó diễn ra ở tất cả các
    nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, sảy ra ở mọi lĩnh vực có
    liên quan đến hoạt động quản lý xã hội.
     
Đang tải...