Luận Văn Thực trạng về quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại tổng công ty giấy Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng về quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn SXKD tại tổng Cty giấy VN.


    PHẦN I
    VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.


    I. DOANH NGHIỆP, ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
    Khi chuyển hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đòi hỏi các nhà kinh tế, các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị kinh doanh phải có tư duy lý luận mới, cùng kinh nghiệm quản lý thực tiễn các vấn đề có ảnh hưởng và tác động đến toàn bộ công việc kinh doanh của doanh nghiệp . Thị trường và cơ chế kinh tế thị trường là những yếu tố khách quan không thể hạn chế hay phân biệt một cách chủ quan thành thị trường có tổ chức, thị trường tự do để tạo ra sự ngăn cách quá trình hoạt động của các quy luật thị trường. Nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ đi thẳng lên vào phương thức quản lý và cơ chế kế hoạch hoá tập trung hành chính bao cấp được vận hành trong điều kiện không có thị trường do đó hàng hoá chậm phát triển, các quan hệ thị trường và sự vận động các quy luật kinh tế khách quan hầu như bỏ qua. Với sự phát triển khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hoá với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã tất yếu nẩy sinh và hình thành thị trường hàng hoá, điều này được đánh dấu bằng nghị quyết đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV. Kinh tế thị trường với sự khẳng định của nhà nước đã khẳng định một điều: Thị trường không phải là tự phát, sự vận động hàng hoá của các quan hệ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn có sự hướng dẫn và điều chỉnh của nhà nước. Ở nước ta, nhà nước điều chỉnh thị trường bằng các công cụ quản lý kinh tế, trong đó kế hoạch mang tính chất gián tiếp để hướng sự phát triển nền kinh tế thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội. Nghĩa là vai trò trực tiếp điều hành bằng mệnh lệnh, hành chính, bằng các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh của nhà nước trước đây được thay bằng việc tôn trọng sự vận động khách quan của thị trường và sự vận động đó được nhà nước tác động gián tiếp làm cho mối quan hệ thị trường trở lên lành mạnh.
    Khi chuyển sang nền kinh tế gồm nhiều thành phần, một điều tất yếu xảy ra là sẽ có nhiều chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vấn đề nhận thức doanh nghiệp trong cơ chế mới mang những đặc trưng khác với nhận thức và đơn vị kinh tế cơ sở trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Từ những thay đổi đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước như phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thực hiện chính sách “mở cửa” để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Do đó doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh và hợp tác xã. Doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường được coi là đơn vị kinh doanh, được thành lập một cách hợp pháp nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh và lấy các hoạt động kinh doanh làm nghề nghiệp chính. Quan điểm khác cho rằng “ Doanh nghiệp cũng có thể được hiểu là tổ chức có chức năng kinh doanh, có tư cách pháp nhân thực hiện nhằm mục đích kiếm lời hay bất luận do ai tiến hành ( thể nhân hay pháp nhân) và được tiến hành với quy mô nào. Theo quan điểm này, những tổ chức có quy mô nhỏ như kinh tế hộ gia đình, hộ cá thể, hộ tiểu chủ, hộ buôn bán nhỏ cũng được coi là một doanh nghiệp .
    Xét một cách chung nhất ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường thì ta thấy doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân đảm bảo đủ các đặc điểm sau :
    - Là một tổ chức được nhà nước thành lập, thừa nhận hoặc cho phép hoạt động với một cơ cấu tổ chức thống nhất
    - Có tài sản riêng hay có vốn pháp định
    - Chịu trách nhiệm độc lập về hoạt động của mình trên cơ sở tài sản hay vốn có
    - Có tên gọi riêng và hoạt động với danh nghĩa riêng.

    Như vậy hoạt động kinh doanh của kinh tế hộ gia đình, hộ cá thể và những người buôn bán nhỏ ở nước ta không được coi là doanh nghiệp .

    Nền kinh tế thị trường với tính chất đa sở hữu tự nó quyết định tính chất hoạt động và tên gọi cuả doanh nghiệp . Kinh tế thị trường càng phát triển, số lượng các doanh nghiệp với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanhcàng đa dạng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội như: các ngành công nghiệp, nông- lâm nghiệp, thương nghiệp,giao thông,xây dựng, ngân hàng , bảo hiểm . ở nước ta trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung một loại hình kinh doanh không được thừa nhận là doanh nghiệp đó là kinh doanh dịch vụ tài chính tiền tệ, mà cụ thể là các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, công ty tài chính , công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán. Sở dĩ như vậy là ta đã phủ nhận vai trò của thị trường, coi việc kinh doanh là mục tiêu phụ, đặt việc thực hiện chỉ tiêu về cấp phát, cho vay, trợ cấp vốn cho hoạt động của nền kinh tế là chức năng của các cơ quan nhà nước. Thế nhưng, đối với nền kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, công ty tài chính . Là các doanh nghiệp được hình thành một cách tất yếu, các bộ phận cấu thành hữu cơ trong tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Nó có chức năng cơ bản là tạo ra nguồn tài chính đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác, thực hiện các mối quan hệ tài chính nhiều giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước, với tầng lớp dân cư và tổ chức xã hội tạo nên thị trường tài chính đa dạng trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp này có vai trò to lớn trong việc tạo lập thị trường vốn, thị trường tiền tệ, đồng thời cũng là các thành viên hoạt động với tư cách như những nhịp cầu trung gian nối liền với sự vận động các nguồn vốn trong nền kinh tế giữa các chủ sở hữu, tạo ra các yếu tố kích thích sự phát triển sản xuất kinh doanh.
     
Đang tải...