Thạc Sĩ Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy các trường tiểu học Thành phố Cà Mau

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy các trường tiểu học Thành phố Cà Mau​
    Information

    MS: LVQLGD030
    SỐ TRANG: 118
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2008


    Information


    MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    1.1. Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay, vai trò của GD-ĐT, của
    khoa học và công nghệ được xác định có vị trí cực kỳ quan trọng. Giáo dục là quốc sách hàng
    đầu, Giáo dục như nhân tố hết sức quan trọng xây dựng con người với ý nghĩa là nhân vật trung
    tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội. Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra
    phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010, trong đó định hướng
    phát triển cho giáo dục là: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới
    chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và
    tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của
    học sinh, sinh viên”. Đối với vấn đề quản lý giáo dục, văn kiện Đại hội X của Đảng nêu rõ:
    “Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo” [21].
    Để GD-ĐT có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống xã hội thì vấn
    đề nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học là một đòi hỏi hết sức bức thiết; trong đó vai trò
    của người giáo viên là yếu tố tiên quyết và vai trò của cán bộ quản lý giáo dục các cấp là nhân
    tố hết sức quan trọng. Vì vậy, việc chăm lo đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý đã được Đảng
    và Nhà nước coi đó là kim chỉ nam cho công tác quản lý trong toàn ngành. Đối tượng quản lý
    của đội ngũ cán bộ quản lý là giáo viên mà sản phẩm đào tạo của người giáo viên là con người,
    là thế hệ trẻ, cho nên có thể nói vai trò và ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ quản lý có tác dụng
    sâu xa đến chất lượng giáo dục và đối tượng học sinh.

    1.2. Trong thực tế, từ trước đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý được hình thành và phát triển
    trên cơ sở của sự lựa chọn tự nhiên các giáo viên trong quá trình dạy học và giáo dục.
    Phần đông cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục chưa được đào tạo một cách có hệ thống
    và chính quy. Do đó, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý này còn có không ít hạn chế
    về trình độ lý luận, văn hoá quản lý, khả năng tác nghiệp và phong cách điều hành tiến trình
    đào tạo Họ chưa thực sự nắm vững những kiến thức cơ bản và mới của khoa học giáo dục,
    chưa cập nhật được với sự phát triển của giáo dục tại cộng đồng. Tình hình của đội ngũ cán bộ
    quản lý như vậy nên đã dẫn đến việc quản lý yếu kém của cơ sở giáo dục. Và quản lý yếu kém
    là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng yếu kém của giáo dục. Đây là một khó khăn
    rất lớn hiện nay trong quản lý giáo dục đối với cấp tiểu học nói riêng và trong quản lý nói
    chung. Giải quyết được khó khăn này sẽ góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng GD-ĐT. Trong hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng,
    đặt cơ sở ban đầu cho các bậc học khác. Vì vậy, tiểu học chiếm vị trí đặc biệt trong hệ thống
    giáo dục, hình thành nền tảng cho sự phát triển lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và
    các kĩ năng cơ bản để học tiếp tục trung học. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi
    trọng việc phát triển giáo dục tiểu học đó là một trong những mục tiêu để góp phần phát triển
    kinh tế – xã hội ở địa phương. Vì vậy, giáo dục tiểu học cần được quan tâm đầu tư tạo điều kiện
    nhằm phát triển một cách vững chắc.

    1.3. Cùng với cả nước, trong thời gian qua, giáo dục của tỉnh Cà Mau nói chung và thành
    phố Cà Mau nói riêng, đã đẩy mạnh mọi hoạt động giáo dục ở các bậc học, cấp học, trong đó có
    giáo dục tiểu học. Bên cạnh những thành tựu to lớn (quy mô giáo dục ngày càng phát triển vai
    trò đắc lực của mình đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương), giáo dục Cà Mau
    đang còn có nhiều tồn tại cần phải được khắc phục tháo gỡ (tốc độ phát triển giáo dục còn
    chậm, chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn thiếu thốn). Có
    nhiều nguyên nhân đưa đến những tồn tại ấy, một trong những nguyên nhân đó là những hạn
    chế non kém của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong đó có đội ngũ quản lý ở trường tiểu
    học. Vì thế giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý ở trường tiểu học
    đang là vấn đề bức thiết.
    Xuất phát từ những điều đã nêu trên và đối chiếu với tình hình của tỉnh Cà Mau, muốn
    phát triển giáo dục của tỉnh Cà Mau nói chung, thành phố Cà Mau nói riêng, trước hết và trong
    giai đoạn trước mắt cần có những giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý ở
    trường tiểu học.
    Qua tham khảo các chuyên đề, đề tài về quản lý trường tiểu học đặc biệt trong tình hình
    thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới hiện nay, bản thân nhận thấy việc
    nghiên cứu về công tác quản lý giảng dạy ở các trường tiểu học thành phố Cà Mau theo chương
    trình mới chưa có ai nghiên cứu,
    Do đó tôi chọn đề tài: “Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học
    thành phố Cà Mau” làm luận văn tốt nghiệp về chuyên ngành Quản lý giáo dục.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Điều tra và nắm rõ thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu học của
    thành phố Cà Mau, nhằm phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng từ đó đề xuất một vài giải
    pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản lý giảng dạy ở các trường tiểu học thành phố Cà
    Mau.

    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

    3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng về công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu học thành phố Cà
    Mau.

    3.2. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu học thành phố Cà Mau.

    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    Hiện nay, công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học thành phố Cà Mau vẫn
    còn những hạn chế, bất cập so với yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục hiện nay. Nếu đánh giá
    đúng thực trạng, xác định được nguyên nhân, nêu được ra các giải pháp quản lý phù hợp thì sẽ
    góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường tiểu học thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đề tài nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu
    học thành phố Cà Mau, nhưng do khả năng và điều kiện có hạn nên chỉ nghiên cứu 33 trường
    tiểu học trong thành phố Cà Mau và không nghiên cứu việc quản lý hoạt động học tập của học
    sinh và các hoạt động giáo dục khác.

    6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    Từ mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
    - Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu học của
    thành phố Cà Mau.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm năng cao công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở các
    trường tiểu học thuộc thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

    - Tham khảo các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài.
    - Đọc và khái quát các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    - Nghiên cứu các văn bản về chủ trương chính sách của Nhà nước, Nghị quyết của Đảng
    và văn bản của Ngành giáo dục.

    7.2. Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu

    - Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dựa trên cơ sở lý luận, mục đích nghiên cứu, trong đó
    gồm một số lựa chọn:
    + Câu hỏi dành cho giáo viên.
    + Câu hỏi dành cho cán bộ quản lý.
    - Xử lý số liệu, thống kê, tính phần trăm, bình luận từng vấn đề.

    7.3. Phương pháp quan sát

    Phương pháp này thực hiện bằng cách tiếp cận và xem xét để thu thập dữ liệu thực tế về
    hoạt động quản lý chuyên môn ở các trường tiểu học được tiến hành khảo sát. Nhằm tìm hiểu
    thực trạng hoạt động chuyên môn và thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn ở
    các trường tiểu học để đánh giá sự phù hợp giữa phương pháp quan sát và phương pháp điều
    tra.

    7.4. Phương pháp phỏng vấn

    - Phỏng vấn, trao đổi với cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng,
    Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn để nắm bắt tình hình thực tế của trường.
    - Tham khảo ý kiến của các chuyên gia với mục đích tìm các kết luận trong việc đánh giá
    thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy và đề xuất các giải pháp cho việc quản lý hoạt động
    giảng dạy có chất lượng.


    7.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động quản lý

    - Sản phẩm hoạt động quản lý của trường tiểu học là những quyết định quản lý của Hiệu
    trưởng; Quyết định quản lý trường được thực hiện dưới dạng các văn bản như: kế hoạch dài
    hạn, kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch năm học, kế hoạch học kì, tháng, chương trình công tác tuần.
    - Căn cứ vào các tài liệu, các loại kế hoạch, báo cáo tổng kết năm học, báo cáo chuyên đề
    và hệ thống sổ sách quản lý, các số liệu để nhận định, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt
    động giảng dạy

    7.6. Phương pháp sử dụng toán thống kê

    Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu,
    định lượng chính xác cho từng nội dung, nâng cao tính thuyết phục của các số liệu được nêu ra
    trong luận văn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...