Thạc Sĩ Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ trường Cao Đẳng sư phạm Bình Dương

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ trường Cao Đẳng sư phạm Bình Dương​
    Information
    MS: LVQLGD037
    SỐ TRANG:89
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2007




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Bước sang thế kỷ XXI, hoà cùng xu thế phát triển chung của thế giới nước ta đã và đang chuyển
    sang một giai đoạn phát triển mới, với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lý chất lượng
    trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Từ các cấp lãnh đạo đến tầng lớp dân cư đều quan
    tâm đến chất lượng mọi mặt của cuộc sống, chất lượng môi trường, chất lượng sản phẩm và nhất là
    chất lượng giáo dục. Ở nước ta, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào
    tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình đổi mới giáo dục và
    đào tạo theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá.
    Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc
    sách hàng đầu. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo đó, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành
    tựu quan trọng.
    Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII
    của Đảng và văn kiện Đại hội Đảng lần IX, giáo dục phải không ngừng đổi mới theo mục tiêu giáo dục
    toàn diện, đảm bảo chất lượng. Để thực hiện mục tiêu này thì công tác quản lý giáo dục và đào tạo mà
    cụ thể là quản lý việc dạy học là một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm. Vì quản lý giáo
    dục và đào tạo chính là quản lý việc thực hiện các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao
    hiệu quả đầu tư cho giáo dục, chú ý thực hiện các mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục.
    Đặc biệt quản lý giáo dục và đào tạo được coi là khâu then chốt nhằm bảo đảm thắng lợi của mọi hoạt
    động giáo dục.
    Ngày nay quá trình toàn cầu hoá đang đặt ra cho giáo dục nước ta những thách thức lớn, trong
    đó việc dạy và học ngoại ngữ giữ vị trí và vai trò quan trọng. Ngoại ngữ là một công cụ giao tiếp, là
    phương tiện để thực hiện đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
    Việc dạy và học ngoại ngữ được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đầu tư từ nhiều năm nay. Ở
    các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học ngoại ngữ trở thành một trong
    những môn không thể thiếu trong chương trình. Tại các trường cao đẳng, đại học, bên cạnh các ngành
    chuyên ngữ, ngoại ngữ không chuyên được đưa vào giảng dạy cho các ngành khoa học khác. ngoại
    ngữ được các giáo viên và sinh viên sử dụng như phương tiện học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực
    chuyên môn của mình.
    Trong những năm qua, trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương đã đào tạo hàng ngàn sinh viên
    có trình độ cử nhân đáp ứng phần nào nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, sinh viên
    chuyên sau khi ra trường vẫn còn một số chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, những sinh viên lớp
    không chuyên ngữ thì chưa sử dụng được tiếng Anh.
    Để góp phần khắc phục tình trạng trên, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng về quản lý giảng dạy
    tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương” là một việc hết sức thiết thực.
    Qua công trình nghiên cứu này chúng tôi muốn làm rõ thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng,
    trưởng khoa ngoại ngữ về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh, công tác
    giảng dạy của giáo viên khoa ngoại ngữ, kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm
    Bình Dương. Từ đó đề xuất các biện pháp để việc quản lý giảng dạy có hiệu quả.
    Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc cải tiến công
    tác quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương và các
    trường Cao đẳng Sư phạm khác.

    2. Mục đích của đề tài nghiên cứu

    2.1. Làm rõ thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh ở khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm
    Bình Dương.

    2.2. Đề xuất biện pháp quản lý giảng dạy tiếng Anh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    3.1. Đối tượng: thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư
    phạm Bình Dương.

    3.2. Khách thể: hoạt động giảng dạy của khoa ngoại ngữ, cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên tại
    trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương.

    4. Giả thuyết khoa học

    Chúng tôi cho rằng việc quản lý giảng dạy tiếng Anh ở khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư
    phạm Bình Dương tương đối tốt ở một số mặt, song nhiều mặt còn hạn chế.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    Nêu những vấn đề lý luận làm cơ sở cho hoạt động quản lý: hoạt động quản lý và các khái niệm
    có liên quan, nội dung quản lý giảng dạy bộ môn tiếng Anh.

    5.2. Làm rõ thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm
    Bình Dương.
    5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý giảng dạy tiếng Anh.

    6. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu

    6.1. Phạm vi nghiên cứu:

    Chỉ nghiên cứu về quản lý giảng dạy tiếng Anh ở khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm
    Bình Dương.

    6.2. Địa bàn nghiên cứu:

    - Khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương.
    - Sinh viên năm I, II của trường CĐSP BD

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm xây dựng tổng luận nghiên cứu:

    Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những tài liệu lý luận về những nội dung có
    liên quan đến đề tài.

    7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu.

    Nhằm làm rõ thực trạng giảng dạy tiếng Anh với các mẫu điều tra ở các đối tượng là cán bộ
    quản lý, giáo viên, sinh viên. Kết quả được xử ý bằng toán thống kê được tiến hành như sau:
    - Thống kê các kết quả của bảng trưng cầu ý kiến, xử lý thô
    - Thống tần số, tính tỉ lệ phần trăm
    - Tính chi bình phương (X2
    ), độ tự do (df) để tính mức xác suất (p). Nếu p< 0,05 thì có sự khác
    biệt ý nghĩa thống kê về các khách thể đối với đối tượng; nếu p> 0,05 thì không có sự khác biệt ý nghĩa
    thống kê về các khách thể đối với đối tượng.

    7.3. Ngoài hai phương pháp trên còn sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn:

    Tiếp cận và thu thập dữ liệu thực tế về công tác quản lý giảng dạy tại khoa ngoại ngữ trường
    Cao đẳng Sư phạm Bình Dương.
    Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý của trường, của khoa, giáo viên trong khoa hoặc sinh viên
    để có thêm những thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.

    7.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:

    Nghiên cứu các quyết định quản lý, các kế hoạch năm học, tháng, tuần của khoa ngoại ngữ. Căn
    cứ vào các tài liệu, các kế hoạch, báo cáo tổng kết theo từng đợt thi đua, hệ thống sổ sách quản lý các
    số liệu để đánh giá thực trạng quản lý giảng dạy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...