Luận Văn Thực trạng về hoạt động bảo hiểm xã hội đối với các hợp tác xã công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp ở Vi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thực trạng về hoạt động bảo hiểm xã hội đối với các hợp tác xã công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam trong những năm qua


    Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Thực hiện tốt chính sách BHXH trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội trong hệ thống chính sách xã hội, sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, là yếu tố quyết định cho sự ổn định và phát triển kinh tế, phát triển xã hội.
    Xã hội ta là xã hội vì con người; đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Đảng ta luôn nhấn mạnh phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt vấn đề xã hội. Từ ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến ban hành, bố sung, sửa đổi các chính sách Xã hội trong đó có chính sách BHXH phù hợp với từng thời kỳ.
    Tuy nhiên, chính sách BHXH hiện hành còn còn có mặt hạn chế. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội mới chỉ chiếm khoảng 15% lao động xã hội, chủ yếu là cho đối tượng BHXH bắt buộc do Bộ Luật lao động điều chỉnh (lao động trong khu vực Nhà nước và lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên).
    Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa lại càng đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề xã hội. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là từng bước mở rộng đối tượng tham gia BHXH cho lao động toàn xã hội và trong tất cả mọi thành phần kinh tế là một chủ trương đúng đắn và có tầm chiến lược. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội” và “thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế ”.
    Mặt khác, trước những thành tựu to lớn đạt được sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, nhu cầu BHXH cho mọi người lao động ngày càng trở thành vấn đề bức xúc, khách quan và chính đáng.
    Vì vậy, nghiên cứu tổ chức thực hiện BHXH đối với người lao động mà trước hết là người lao động trong các hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (HTX CNTTCN), là đối tượng có quan hệ khác biệt so với quan hệ lao động do Bộ Luật lao động quy định và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo điều lệ BHXH hiện hành là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay.



     
Đang tải...