Luận Văn Thực trạng về chính sách Marketing hỗn hợp cho thị trường khách Mỹ ở chi nhánh công ty du lịch đường

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    CHÍNH SÁCH MARKETING HỖN HỢP VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH CỦA DOANH NGHIỆP
    KINH DOANH LỮ HÀNH

    I/ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING HỖN HỢP:

    1. Khái niệm Marketing hỗn hợp:
    Marketing hỗn hợp ( Marketing – mix) : Là một tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát và quản lý được và nó được sử dụng để cố gắng đạt tới những tác động và gây được những ảnh hưởng có lợi cho khách hàng mục tiêu. Các bộ phận của marketing mix được biết đến như là 4P: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến khuyếch trương.
    2. Các chính sách Marketing hỗn hợp: (Marketing – mix)
    Các chính sách Marketing hỗn hợp là một bộ phận rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải biết sử dụng các chính sách Marketing hỗn hợp một cách thống nhất và hiệu quả, đòi hỏi phải có một chiến lược chung về Marketing hay Marketing-mix.
    Các bộ phận cấu thành Marketing – mix bao gồm: Chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách khuyếch trương.
    Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết từng chính sách của Marketing-mix thông qua các hoạt động của nó trong kinh doanh lữ hành du lịch.





    SƠ ĐỒ MARKETING MIX









    2.1 Chính sách sản phẩm
    2.1.1.Khái niệm sản phẩm, sản phẩm du lịch :

    Để nghiên cứu chính sách sản phẩm ta cần đề cập tới khái niệm sản phẩm. Theo như Phillip Kotler thì : “ Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm hay tiêu thụ nhằm thoả mãn một yêu cầu hay ý muốn. Nó có thể là những vật thể, những dịch vụ của con người, những địa điểm, những tổ chức và những ý nghĩa”. Sản phẩm đem lại giá trị, lợi ích cho con ngưòi. Người mua hàng hoá hay dịch vụ chính là mua giá trị, lợi ích của sản phẩm đó mang lại.
    Sản phẩm du lịch : Là toàn bộ những hàng hoá và dịch vụ cung ứng cho khách du lịch trong quá trình đi du lịch nhằm thoã mãn nhu cầu của họ”.
    Sản phẩm của công ty kinh doanh lữ hành là những chương trình du lịch cung cấp cho khách du lịch. Chương trình này bao gồm nhiều loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau của nhiều cơ sở cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch ( như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí )
    Như vậy, đối với sản phẩm du lịch và dịch vụ nói chung thì trên các nhìn của ngưòi làm Marketing, giá trị của sản phẩm là giá trị của những nhân tố đầu vào cho việc tạo ra sản phẩm. Trong khi đó đối với khách hàng thì giá trị của sản phẩm lại là lợi ích mà họ mong đợi sản phẩm đó mang lại. Trong kinh doanh lữ hành, người kinh doanh phải hiểu rõ khách du lịch có những đặc điểm khác nhau. Thoã mãn nhu cầu của khách hàng tốt là phương pháp tốt nhất để nâng cao giá trị của sản phẩm du lịch.
    2.1.2. Quá trình tạo ra sản phẩm mới.
    Có hai quan niệm về tạo ra sản phẩm mới. Đó là quan niệm đổi mới và cải tiến.
    Đổi mới được coi như là sự thay đổi quan trọng tiếp theo những bước phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật hay sự áp dụng những khái niệm mới về quản lý hay kỹ thuật sản xuất. Đổ mới thường xảy ra đột ngột, thường phải đầu tư nhiều vào việc nghiên cứu đổi mới và chỉ dành riêng cho các chuyên gia chuyên biệt.
    Trái lại, cải tiến thường diễn ra nhẹ nhành, từ từ hơn và là một quá trình liên tục. Cải tiến không đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ tinh sảo. Cải tiến phải cần có một sự gắn bó trong tập thể. Trong một hệ thống quản lý trên tinh thần nhân văn cho phép tất cả các thành viên đều có thể phát huy năng lực của mình để sáng tạo.
    Đối với sản phẩm của công ty lữ hành không phải bao giờ cũng là vĩnh cửu. Du khách không muốn lặp lại những sản phẩm đơn điệu mà họ luôn muốn tìm tòi khao khát những sản phẩm mới, ý tưởng mới để thoã mãn tính hiếu kỳ của mình, do vậy phát triển sản phẩm mới là vấn đề sống còn của tất cả các công ty lữ hành, nó không chỉ cho công ty lữ hành đạt mục tiêu về lợi nhuận, thị phần mà còn đảm bảo được uy tín và đẳng cấp của công ty. Các chương trình du lịch mới là các phương hướng chủ yếu để tăng cường khả năng tiêu thụ trên một khách du lịch và thu hút khách quay trở lại với công ty. Nói chung, quá trình tạo ra một sản phẩm mới bao gồm những khâu sau đây:
    - Khởi động ý tưởng: ý tưởng về một sản phẩm mới bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xem xu hướng tiêu dùng của khách du lịch là gì, từ đó tiến hành công việc thị sát về điểm du lịch như: tuyến đường , phương tiện vận chuyển, điều kiện ăn ở
    - Sơ đồ hóa thành tuyến du lịch, kế hoạch hóa thành đơn vị thời gian, trong khâu này phải tính toán sao cho hợp lý nhất, tối ưu nhất, phải trả lời được các câu hỏi: Tham quan ở đâu, thời gian bao lâu, nghỉ ở đâu, đi bằng phương tiện gì, giá cả ra sao Nói chung trong khâu này mọi dịch vụ phải hòan chỉnh, tạo nên một chương trình sẵn sàng đi vào hoạt động.
    - Thử nghiệm: Trong khâu này, doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động thử nghiệm, bao gồm các chuyên gia, ban lãnh đạo, đối tác Từ đó rút ra những mặt được , chưa được của chương trình. Chương trình có thực sự được thị trường chấp nhận hay không là phụ thuộc vào khâu này.
    - Tiến hành quảng bá, tuyền truyền sản phẩm: Đây là khâu đưa chương trình của doanh nghiệp đến với khách hàng. Trong giai đoạn đầu khai thác sản phẩm mới doanh nghiệp nên có những chính sách ưu đãi cụ thể để thu hút sức mua của khách du lịch.
    2.2 Chính sách giá:
    2.2.1.Mục tiêu của chính sách gíá:
    - Khối lượng bán hay lượng khách tối đa.
    Việc tối đa hoá khối lượng bán ít ra đạt khối lượng bán đáng kể luôn là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Giá cả là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng một cách mạnh mẽ tới khối lượng bán . Theo lý thuyết kinh tế cổ điển thì cầu về một sản phẩm là hàm nghịch đảo của giá cả sản phẩm. Giá càng thấp thì cầu càng cao, dù độ đàn hồi của cầu so với giá (hình thức cụ thể của mối quan hệ giữa cầu và cầu và giá ) thường thay đổi theo loại sản phẩm, tình hình, hoàn cảnh nhưng nguyên lý chung của lý thuyết này vẫn có giá trị. Vì vậy, trong một số trường hợp cạnh tranh ngoài thời vụ, để tối đa hoá lượng khách, các công ty lữ hành thường hạ thấp giá bán.
    - Lợi nhuận tối đa: Đây chính là mục đích chính của bất kỳ công ty nào. Trong trường hợp như trong chính vụ, lượng khách đông hay khi các công ty lữ hành tung ra các sản phẩm ( tuor) độc đáo, tăng giá trong điều kiện cho phép và đồng thời với việc tăng khối lượng bán sẽ đem đến cho công ty doanh thu và lợi nhuận cao.
    2.2.2.Yếu tố ảnh hưởng đến gíá
    Các quyết định về giá của công ty chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại của công ty cũng như các yếu tố bên ngoài thị trường:
    Các yếu tố nội tại của công ty bao gồm:
    - Mục tiêu Marketing: Mục tiêu nội tại, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, mục tiêu tỷ phần thị trường, mục tiêu chất lượng sản phẩm và các mục tiêu khác.
    - Phương pháp hoạt động Marketing.
    - Vai trò, khả năng của công ty trên thị trường.
    - Chi phí (chi phí cố định, chi phí biến đổi ) giá thành của chương trình.
    Những yếu tố bên ngoài công ty:
    - Thị trường và nhu cầu (áp lực thị trường, sự cảm nhận của khách về giá, quan hệ giá cả, cung cầu, độ co giãn của cầu theo giá).
    - Giá phổ biến trên thị trường.
    - Giá của đối thủ cạnh tranh.
    - Các yếu tố khác (pháp luật, chính sách của cơ quan nhà nứoc có thẩm quyền )
    2.2.3.Các phương pháp định giá trong kinh doanh lữ hành
    ? Giá theo chi phí:
    Giá này được tính trên tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm ( bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi).
    - Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất. Trong kinh doanh lữ hành với sản phẩm là chương trình du lịch phục vụ khách tính cho đoàn khách thì chi phí cố định là những chi phí không theo số lượng khách trong đoàn.
    - Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất. Trong kinh doanh lữ hành, chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi theo số lượng khách của mỗi đoàn.
    Phương pháp này xác định giá thành bằng cách nhóm toàn bộ chi phí phát sinh vào một khoản mục chủ yếu. Thông thường người ta lập bảng để xác định giá thành của một chương trình du lịch.
     
Đang tải...