Luận Văn Thực trạng về chính sách đầu tư với việc phát triển sản xuất nông nghiệp của việt nam(101 trang)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM(101 TRANG)

    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong hơn 10 năm qua nhất là từ sau đại hội VI của Đảng công cuộc đổi mới kinh tế đất nước bước đầu có những chuyển biến quan trọng, nền nông nghiệp Việt Nam đạt bước tiến bộ rõ rệt. Tình hình sản xuất lương thực thực phẩm phát triển khá đáp ứng được nhu cầu trong nước có dự trữ và xuất khẩu góp phần ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc cải tiến tổ chức sản xuất, thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp, xoá bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hoà cung cầu lương thực trên phạm vi cả nước.

    Cùng với những thành tựu trong sản xuất, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần bước đầu được hình thành và vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, Nhà nước đã chủ động vận dụng có hiệu quả hơn các công cụ pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ đòn bẩy khác, trong đó việc đổi mới các chính sách giá, thuế, tín dụng, đầu tư, lưu thông, kinh tế đối ngoại ., có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đồng thời, Nhà nước đã thực hiện chính sách điều chỉnh quan hệ sản xuất ở nông thôn bước đầu đã giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng lao động và vốn của nhân dân.

    Sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố trong đó chính sách đóng vai trò gần như quyết định, đó chính là tác động can thiệp của Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn. Chính sách đóng vai trò quan trọng và là yếu tố bao trùm tác động mạnh mẽ bảo đảm sự thành công của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn và phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Chính sách đúng đắn sẽ tạo động lực cho người lao động, cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào phát triển sản xuất mở rộng kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội với nhịp độ nhanh và ổn định.







    CHƯƠNG I

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ

    PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP


    I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ

    1. Khái niệm về đầu tư

    Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.

    Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội.

    2. Vai trò của đầu tư phát triển

    2.1 Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước

    2.1.1 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu

    Về mặt cầu đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế, đầu tư thường chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thể giơí, đối với tổng cầu tác động của đầu tư là ngắn hạn.

    Về mặt cung khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo sản lượng tăng, giá giảm cho phép tăng tiêu dùng, tiếp tục lại kích thích sản xuất hơn nữa.

    2.1.2 Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế

    Sự tác động không đồng thời về thời gian của đầu tư với tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù tăng hay giảm đều vừa là yếu tố duy trì ổn định vừ là yếu tố phá vỡ sự ổn định. Khi tăng đầu tư cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm giá cá của các hàng hoá liên quan tăng. Khi tăng đầu tư cũng làm cho cầu của các yếu tố liên quan tăng, sản xuất các ngành này phát triển thu hút lao động giảm tình trạng thất nghiệp.

    2.1.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.

    Để tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vào Icor mỗi nước, chỉ tiêu Icor của mỗi nước tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế.

    2.1.4 Đầu tư tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

    Con đường tất yếu có thể tăng nhanh tốc độ mong muốn là tăng cường

    đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu công nghiệp và dịch vụ, đối với các ngành nông nghiệp, lâm ngư nghiệp do hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học để đạt tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là khó khăn, như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    2.1.5 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước

    Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá, đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Để có công nghệ thì phải tự nghiên cứu phát minh hoặc nhập công nghệ từ nước ngoài nhưng vấn đề là phải có tiền, vốn đầu tư.

    2.2 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ

    Để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của cơ sở nào đó cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng mua sắm lắp đặt thiết bị máy móc, thực hiện các chi phí khác gắn liêng với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất - kỹ thuật. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư, sau một thời gian hoạt động các cơ sở này hao mòn, hư hỏng và để hoạt động bình thường hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới thì phải đầu tư nâng cấp và tiến hành sửa chữa.

    3. Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp

    3.1 Đầu tư trong nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, và còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

    Khác với các lĩnh vực đầu tư khác, đầu tư trong nông nghiệp xuất nông được thực hiện trên một địa bàn rộng (như áp dụng tiến bộ về giống cho cả một huyện .). Ngoài ra, việc đầu tư còn lệ thuộc vào đất đai, thời tiết, khí hậu và thuỷ văn của từng vùng. Do vậy, quá trình đầu tư diễn ra rất phức tạp, nó không được dập khuôn mà phải diễn ra theo một quá trình, nó được xuất phát từ việc điều tra các nguồn tài nguyên nông-lâm-ngư nghiệp của đất nước cũng như của mỗi vùng để có sự đầu tư vào nghiên cứu và sử dụng các loại cây trồng, các con vật nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.

    Trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất quan trọng, nó quyết định tới việc thành công của việc sản xuất. Nhưng để cơ sở hạ tầng kinh tế này phát huy tác dụng cần phải tiến hành phù hợp với đặc điểm của từng cây trồng, từng con vật nuôi, điều kiện đặc biệt quan trọng là phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình kinh tế của từng vùng.

    Quá trình đầu tư trên rất phức tạp và khó thực hiện. Vì vậy, để nông nghiệp nông thôn ngày càng phát triển, cần đưa ra những chính sách thích hợp với diều kiện cụ thể của từng vùng, từng khu vực nhất định. Đặc biệt là chính sách ruộng đất, chính sách đầu tư và chính sách thuế. Làm được như vậy, chắc chắn nông nghiệp sẽ phát triển nhanh và góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế đất nước.

    3.2 Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Do vậy đầu tư nông nghiệp là đầu tư để cải tạo ruộng đất.

    Đất đai là diều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng tác động kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghệp và các ngành kinh tế khác, đất đai chỉ là nền móng để xây dựng các công xưởng trụ sở phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Trái lại trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất đai là tư liệu sản xuất nhưng có giới hạn về diện tích, cố định về mặt vị trí mà nhu cầu sản xuất lại không ngừng tăng lên. Do vậy, đầu tư để cải tạo ruộng đất là quá trình vô cùng quan trong, nó quyết định đến quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống dân cư. Vấn đề đặt ra là đầu tư cải tạo đất như thế nào cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, lãnh thổ. Trong thời gian qua, nước ta đã chú trọng đầu tư mở rộng, cải tạo đất thông qua các biện pháp khai hoang, tăng vụ, đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, thâm canh sản xuất. Không ngừng áp dụng các loại giống mới, có chất lượng cao vào sản xuất, đồng thời sử dụng các loại phân bón vừa có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng, vừa có tác dụng cải tạo đất và luôn luôn luân canh sản xuất làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng tăng. Để làm được như vậy, Nhà nước và các hộ dân cư tăng cường đầu tư cho lĩnh vực này, đồng thời có sự hường dẫn đúng các quy định đã được đề ra trong chính sách ruộng đất. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh lượng hàng hoá xuất khẩu và đời sống nhân dân được tăng cao, Đảng và Nhà nước cần quan tâm đầu tư hơn nữa đến lĩnh vực này, đồng thời có những biện pháp thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn khác, đặc biệt là nguồn vốn trong dân đầu tư cho cải tạo đất và phát triển nông nghiệp.

    3.3 Đầu tư trong nông nghiệp là quá trình đầu tư phát triển hệ thống giống và chế biến nông sản, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

    Cây trồng và con vât nuôi - đối tượng sản xuất của nông nghiệp, là những cơ thể sống, chúng sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học nhất định. Là những cơ thể sống do đó chúng rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên. Mỗi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, về sự chăm sóc của con người đều tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng và đương nhiên là ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của sản xuất. Vì vậy, đặc trưng của đầu tư trong nông nghiệp là đầu tư cho phát triển hệ thống giống. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã đầu tư xây dựng được một số trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống với nhiều loại giống tốt góp phần to lớn cho quá trình sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao. Trong thời gian tới, để ngành nông nghiệp ngày càng phát triển, nhất thiết chúng ta phải tăng cường đầu tư hơn nữa để cải tạo và xây dựng các trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống. Việc làm này không chỉ ở một số nơi mà cần mở rộng ra nhiều nơi, mỗi vùng đặc trưng ít nhất phải có một trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống. Ngoài việc nghiên cứu và sản xuất các loại giống mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, cần phải đầu tư hơn nữa để tạo ra các loại giống có phẩm chất tốt nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Có như vậy, quá trình sản xuất nông nghiệp mới đạt kết quả cao, ngành nông nghiệp mới khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân.

    Ngoài việc đầu tư phát triển hệ thống giống, đầu tư cho chế biến nông sản cũng vô cùng quan trọng, nó giúp cho các nông sản sau khi thu hoạch được bảo đảm và việc chế biến nông sản làm cho giá trị nông sản hàng hoá được nâng cao, góp phần tăng thu nhập cho người lao động.

    Bên cạnh đó đầu tư cũng nhằm phát triển giống cây, giống con có năng suất, chất lượng tốt, cho phép chuyển đổi cơ cấu kinh tế nuôi trồng các cây, con có giá trị hiệu quả kinh tế cao hơn.




    MỤC LỤC

    Trang

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2

    I. Tổng quan về đầu tư 2

    1. Khái niệm về đầu tư 2

    2. Vai trò của đầu tư phát triển 2

    3. Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp 3

    II. Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của đất nước 5

    III. Vai trò của chính sách đầu tư đối với việc phát triển nông nghiệp nông thôn 8

    1. Khái niệm chính sách đầu tư 8

    2. Vai trò quản lý Nhà nước về kinh té 8

    3. Vai trò của hệ thống chính sách với việc phát triển nông nghiệp nông thôn 9

    IV. Kinh nghiệm xây dựng về một số chính sách đầu tư nông nghiệp từ một số nước 12

    1. Chính sách đầu tư cho nghiên cứu triển khai nông nghiệp, nhằm giúp nông dân các kiến thức sản xuất và tiếp cận thị trường nông sản trong và ngoài nước. 12

    2. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh tế nông thôn 13

    3. Bài học kinh nghiệm 15


    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 16

    I. Quá trình hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam 16

    1. Quá trình hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990 - 1995 16

    2. Chính sách đầu tư nông nghiệp giai đoạn 1996 - 2001 18

    II. Thực trạng về đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp qua các năm 21

    1. Tình hình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 1990-1995 21

    2. Tình hình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 1996-2001 33

    3. Những khó khăn còn tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. 60

    III. Đánh giá kết quả hiệu quả đầu tư trong phát triển sản xuất nông nghiệp 66

    1. Cơ sở vật chất kỹ thuật và giá trị sản lượng sản xuất nông nghiệp 66

    2. GDP nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu thu ngoại tệ 71


    CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM. 78

    I . Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam từ năm 2001-2005 78

    II. Định hướng chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới (từ nay đến 2005) 81

    1. Khai phá và mở rộng thị trường cho các nông lâm, hải sản nước ta, khuyến khích nhập khẩu các công nghệ cần thiết. 81

    2. Tiếp tục đổi mới các chính sách kinh tế vĩ mô đối với nông nghiệp, nông thôn. 82

    3. Xoá đói giảm nghèo là yêu cầu bức thiét đối với nông dân hiện nay. 83

    4. Định hướng cơ cấu kinh tế nông thôn: 83

    III. Một số giải pháp cho chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn của Việt Nam 85

    1. Giải pháp cho vốn đầu tư nông nghiệp nông thôn 85

    2. Điều chỉnh hợp lý cơ cấu đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn. 88

    3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp nông thôn 90

    4. Các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. 95

    5. Một số giải pháp chung cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam (từ nay đến năm 2005) 96


    KẾT LUẬN . 99


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...