Luận Văn Thực trạng về các loại rào cản thương mại đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trườ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Năm 2006 được đánh giá là một năm có rất nhiều thay đổi đối với nền kinh tế Việt Nam nó được đánh dấu bằng rất nhiều sự kiện quan trọng như tháng 11/2006 Việt nam chính thúc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế.Tháng 12/2006 Mỹ kí hiệp định bình thường hoá vĩnh viễn quan hệ thương mại quốc tế với Việt Nam.Những sự kiện quan trọng này đã mở ra một triển vọng mới cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cho Việt Nam đây cũng là cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam.
    Hiện tại Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển giá trị ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế quốc dân và ngành thuỷ sản trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc dân vào giá trị xuất khẩu chung của nền kinh tế. Đây cũng là một ngành kinh tế của Việt Nam phát triển trên thị trường nước ngoài rất sớm và cũng rất thành công nó được đánh giá là một ngành kinh tế thâm nhập sâu vào thị trường thế giới tiếp thu được những thành tựu khoa học kĩ thuật hiên đại, đồng thời áp dụng nhiều tiêu chuẩn kĩ thuật của thuỷ sản thế giới để đáp ứng đòi hỏi của thị trường các nước nhập khẩu.
    Theo thông tin từ Bộ thương mại xuất khẩu năm 2006 xuất khẩu Việt Nam đã đạt được kỉ lục mới với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 39,5 tỷ USD.Với 8 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD thì mặt hàng thuỷ sản đứng vị trí thứ 4.Trong đó thị trường của ngành này là Nhật Bản, Mỹ,EU, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc đều là những thị trường lớn và là đối tác quen thuộc thường xuyên của Việt Nam.
    Đối với thị trường Mỹ đây được đánh giá là một thị trường tiềm năng, thị trường Mỹ là một thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản lớn do vậy mở ra triển vọng cho ngành thuỷ sản Việt Nam thâm nhập khẳng định mình trong thị trường này.Tuy nhiên thị trường Mỹ cũng là một thị trường tương đối phức tạp khó tính với những chính sách bảo hộ ,tiêu chuản kĩ thuật khắt khe.Trong một vài năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này tăng đáng kể nó cũng trở thành một thị trường có vị trí quan trọng đối với ngành thuỷ sản Việt Nam .Tuy nhiên thị trường Mỹ cũng là một thị trường rất khó tính và phức tạp với những chính sách bảo hộ ,những tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe, trong một vài năm liên tiếp ngành thuỷ sản của chúng ta gặp khó khăn bởi những rào cản thương mại của Mỹ tiêu biểu là hai vụ kiên cá tra cá ba sa và vụ kiện tôm đã để lại những bài họcvà kinh nghiệm quý giá cho ngành khi xuất khẩu sang thị trường này.Chín vì vậy để hàng thuỷ sản Việt Nam có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường ,vượt qua các rào cản về thương mại tránh được những rủi ro đáng tiếc như sự kiện vụ kiện cá tra ba sa và tôm bán phá giá trên thị trường Mỹ em xin chọn đề tài:
    " Thực trạng về các loại rào cản thương mại đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ”.
    Phạm vi và đối tượng của đề tài là tìm hiểu các rào cản thương mại của thị trường Mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu trong đó có thuỷ sản nhập khẩu từ thị trường Việt Nam,các số liệu tổng hợp từ 1990 đến 2006.Qua những hiểu biết của thị trường em xin kiến nghị một số giải pháp để giúp cho ngành thuỷ sản Việt Nam có thể vượt qua rào cản tăng kim ngạch xuất khẩu đông thời tránh những rủi ro do rào cản thương mại của thị trường Mỹ.
    Phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là phương pháp logic,phương pháp tổng hợp ,phương pháp thống kê,và một số phương pháp khác đồng thời em còn kết hợp những thông tin thu thập từ sách báo, tạp chí các đề tài nghiên cứu có liên quan cùng những kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học tập để phân tích tình hình thực tế nhằm rút ra những nhận xét mang tính chất khách quan từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề đặt ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...