Luận Văn Thực trang vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội của sinh viên khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trư

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Thực trang vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội của sinh viên khoa kinh tế-quản trị kinh doanh trường đại học an giang
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
    1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 3

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 4
    2.1. Các lý thuyết cơ bản liên quan. 4
    2.1.1 Tín dụng 4
    2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 6
    2.1.3 Nhu cầu 6
    2.2. Cơ sở thực tiễn liên quan 7
    2.3. Tóm tắt chương 9

    CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
    3.1. Mô hình nghiên cứu 10
    3.2 Thiết kế nghiên cứu 12
    3.2.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ 13
    3.2.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức 14
    3.2.3 Phân tích, xử lý dữ liệu 15
    3.3. Tóm tắt chương 16

    CHƯƠNG 4: THỰC TRANG VAY VỐN TỪ NHCSXH CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG 17
    4.1. Tổng hợp thông tin mẫu 17
    4.2. Cách thức vay vốn của sinh viên tại NHCSXH 18
    4.2.1 Điều kiện vay vốn 18
    4.2.2 Mức vốn vay 20
    4.2.3 Thời gian vay 20
    4.2.4 Mức độ hiểu biết của sinh viên về việc vay vốn 21
    4.3. Các hình thức đảm bảo tiền vay 21
    4.4. Nhu cầu vay vốn của sinh viên 22
    4.5. Những khó khăn trong quá trình vay vốn 23
    4.6. So sánh mục đích sử dụng vốn vay 25
    4.6.1 Mục đích của ngân hàng cho vay 25
    4.6.2 Thực tế sử dụng tiền vay 26
    4.6.3 So sánh mục đích sử dụng vốn vay 27
    4.7. Tóm tắt chương 28

    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
    5.1. Kết luận 29
    5.2. Kiến nghị 29
    5.2.1 Đối với NHCSXH 29
    5.2.2 Đối với UBND các cấp trực thuộc và Tổ TK&VV 30
    5.2.3 Đối với sinh viên và hộ gia đình 30
    5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 30

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Phụ lục 1
    Phụ lục 2
    Phụ lục 3
    Phụ lục 4

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 4.1: Thông tin về ngành học 17
    Biểu đồ 4.2: Thông tin về nơi cư ngụ của sinh viên 17
    Biểu đồ 4.3: Chi phí học tập của sinh viên trước khi vay vốn 18
    Biểu đồ 4.4: Điều kiện về đối tượng vay vốn 19
    Biểu đồ 4.5: Sự hiểu biết về thủ tục vay của sinh viên 21
    Biểu đồ 4.6: Nhu cầu về thời hạn cho vay của sinh viên 22
    Biểu đồ 4.7: Khó khăn khi vay vố từ NHCSXH của sinh viên 23
    Biểu đồ 4.8: Lý do sinh viên không được vay tiếp tục 24
    Biểu đồ 4.9: Dự tính về mục đích sử dụng tiề vay 26
    Biểu đồ 4.10: Hiện trạng sử dụng vốn 27
    Biểu đồ 4.11: Yếu tố tác động vào mục đích sử dụng tiề vay 28



    DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

    Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 10
    Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu 12
    Hình 3.3: Quy trình chọn mẫu 14
    Hình 3.4: Quy trình phân tích dữ liệu 15
    Bảng 2.1: Thống kê số liệu vay vốn của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế -QTKD 7
    Bảng 3.1: Tiến độ các giai đoạn nghiên cứu 13
    Bảng 4.1: Nhu cầu của sinh viên về thời điểm nhận tiền vay 23



    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    HSSV: Học sinh. Sinh viên
    NHCSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội
    NHCS_TDSV: Ngân hàng Chính sách_Tín dụng sinh viên
    NHNH: Ngân hàng Nhà Nước
    NHTM: Ngân hàng Thương mại
    NHTW: Ngân hàng Trung Ương
    PCTSV: Phòng Công tác sinh viên
    QTKD: Quản trị Kinh doanh
    SV: Sinh viên
    TK&VV: Tiết kiệm và vay vốn
    UBND: Ủy Ban Nhân Dân
    V/v: Về việc
    XH: xã hội

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

    1.1. Cơ sở hình thành đề tài:
    Hằng năm đều có các sinh viên trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Và chúng ta cũng bắt gặp không biết bao nhiêu là mảnh đời khó khăn mà hiếu học, trúng tuyển vào đại học mà không có tiền để trang trải và tiếp tục đi học. Trước thực trạng nhiều sinh viên nghèo đối mặt với nguy cơ phải bỏ học do không đủ tiền đóng học phí. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng và dạy nghề nêu rõ trách nhiệm của Bộ Tài Chính chủ trì cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, NHCSXH dựng phương án về mức cho sinh viên vay, điều kiện và phương thức cho vay, phương thức thanh toán sau khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và tổ chức thực hiện ngay trong năm học 2007-2008. Chương trình hỗ trợ vốn vay cho sinh viên vẫn đang tiếp tục hoạt động cho đến nay nhưng vẫn có một số bổ sung và thay đổi. Đây là chính sách mới nhằm giúp sinh viên có thể vay tiền trả học phí và trang trải cho nhiệm vụ học tập (1).
    Chính sách hỗ trợ vốn vay cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là một việc làm hết sức thiết thực và cần thiết của Đảng và Nhà nước ta, đã thể hiện sự quan tâm đối với một số bộ phận dân cư gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống không đủ điều kiện cho con em mình được tiếp tục học tập ở cấp độ cao của nền giáo dục nước nhà.(2) Tuy nhiên, hiên nay có một số sinh viên vay rồi nhưng không được vay tiếp tục nữa trong năm học tới vì theo thông tin mới nhất thì năm 2010_2011 NHCSXH thực hiện theo công văn số 2287/NHCS-TDSV sẽ siết chặt hơn đối tượng vay không thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Còn theo quy định mới, đối tượng con em gia đình khó khăn chỉ được vay một lần tối đa 12 tháng (860.000 đồng/tháng). Do đó, những trường hợp đã được giải ngân vốn vay từ năm 2010 trở về trước không được vay nữa. Quy định mới này đã đẩy hàng nghìn sinh viên đang học năm thứ 2, 3 trở lên vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khi không được vay để trang trải được kinh phí học tập. Thêm vào đó, việc thông báo của NHCSXH thay đổi đối tượng cho vay đưa ra một cách đột ngột đã đẩy SV vào thế bị động, vào thời điểm SV đã nhập học, các trường đang yêu cầu đóng học phí nên nhiều gia đình đã không kịp trở tay. Điều đó đã làm cho nhu cầu vay vốn của SV tăng cao hơn.(3)
    Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện vẫn có một số tồn tại là đối tượng thụ hưởng của chương trình cho vay HSSV theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg trải rộng đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong quá trình triển khai thực hiện như việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính của UBND địa phương. Chương trình có nguồn vốn lớn, có lúc nhà nước gặp khó khăn trong việc cân đối vốn phải tạm ứng từ kho bạc nhà nước, NHNN Việt Nam để bảo đảm chương trình; huy động vốn của NHCSXH còn hạn chế, kỳ hạn vay ngắn.(4)
    Về phối hợp thực hiện cho vay vốn cũng còn rất nhiều vướng mắc. Tại nhiều địa phương, chính quyền không sẵn sàng xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho gia đình HSSV. Đặc biệt là, tại hầu hết các xã, phường, với bệnh thành tích nên không ít địa phương không đưa gia đình có hoàn cảnh khó khăn vào diện hộ nghèo, vì như vậy tỷ lệ hộ nghèo của địa phương bị cao, ảnh hưởng đến thành tích của địa phương. Đó là chưa kể tình trạng hành chính, quan liêu hay tiêu cực khác trong việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho HSSV để được vay vốn của NHCSXH. Đặc biệt là, tại số đông các trường đại học, cao đẳng, việc tạo điều kiện hỗ trợ cho HSSV vay vốn lại coi không phải là chức năng, nhiệm vụ của họ. Do đó nhiều trường thờ ơ với công việc này.(2)
    Từ những thực trạng về tình hình trên đã gây không ít khó khăn cho sinh viên trong thời kỳ biến động về giá cả thị trường, một số gia đình không thuộc đối tượng theo quy định được thụ hưởng từ chương trình tín dụng đối với HSSV nhưng mức thu nhập không thể bù đắp được chi phí cho con em theo học, đành phải vay ngoài với lãi suất cao để đáp ứng nhu cầu theo học của con em.(5) Do đó, với những khó khăn và vướng mắc trong việc vay vốn của sinh viên đã dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng cao đồng thời việc sử dụng vốn vay của SV như thế nào đó mới là vấn đề cấp thiết đang được quan tâm trong gioai đoạn hiên nay? Từ những lý do trên một đề tài về “Thực trạng vay vốn từ NHCSXH của sinh viên khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang” là đề tài thiết thực. Đề tài nghiên cứu là luận cứ khoa học cho Nhà Nước, các nhà quản lý địa phương và trung ương, ngân hàng và những người liên quan đưa ra những chính sách nhằm phát triển nền giáo dục nước nhà. Đồng thời, là cơ sở để giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về mặt tài chính. Chính vì thế, để đánh giá xem những lợi ích trên có đúng với thực trạng hiên nay hay không? chúng ta cần tìm hiểu xem tình hình vay vốn của sinh viên hiện nay như thế nào? Cũng như có một cái nhìn cận cảnh hơn trong giai đoạn hiện nay.

    1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
     Tìm hiểu nhu cầu vay vốn từ NHCSXH của sinh viên hiện nay cùng với những khó khăn và vương mắc trong việc vay vốn.
     So sánh việc sử dụng tiền vay thực tế của sinh viên với mục đích ban đầu đã cam kết hợp đồng với ngân hàng.

    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu: chỉ nghiên cứu sinh viên hiện đang vay vốn từ NHCSXH trong học kỳ rồi (2010-2011), đối tượng đã từng vay (và hiện giờ không còn vay nữa đang có nhu cầu muốn vay), và đối tượng đã đăng ký nhưng chưa từng được vay hiện đang có nhu cầu vay.
    Phạm vi về không gian: nghiên cứu sinh viên thuộc khóa 9 khoa Kinh tế-QTKD từ các lớp: Tài chính Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Kế toán Doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh, Kinh tế Đối ngoại đang học tập tại trường Đại học An Giang.
    Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về nhu cầu vay vốn của sinh viên và những khó khăn trong tình hình thay đổi hiện nay đồng thời so sánh việc sử dụng tiền vay của sinh viên so với mục đích ban đầu đã cam kết với ngân hàng.

    1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
    Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài về “Thực trạng vay vốn từ NHCSXH của sinh viên khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang” kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho NHCSXH có thêm thông tin về nhu cầu vay vốn và những khó khăn của sinh viên trong quá trình đi vay. Cũng như có thông tin nhiều hơn về kết quả mục đích sử dụng tiền vay thực tế của sinh viên so với cam kết ban đầu, để có thể điều chỉnh tốt hơn và quản lý cho phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Đề tài còn đóng góp lợi ích thiết thực cho Nhà Nước trong việc cân đối hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi hơn để giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với nguồn vốn vay. Đồng thời, cũng có thể giúp nhà trường hiểu thêm thông tin về thực trạng sinh viên vay vốn hiện nay của trường mình, qua đó sẽ có ích cho công tác hỗ trợ sinh viên của nhà trường. Bên cạnh đó, cũng giúp các sinh viên nào có nhu cầu muốn vay vốn để học tập sẽ biết rõ hơn tình hình vay vốn của sinh viên hiện nay. Đề tài nghiên cứu này còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng nghiên cứu khác có liên quan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...