Luận Văn Thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở Huyện mỏ cày nam, Tỉnh bến tre

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Phạm vi không gian
    1.4.2. Phạm vi thời gian
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
    1.4.4. Nội dung nghiên cứu
    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    2.1.1. Khái niệm nông hộ
    2.1.2. Khái niệm tín dụng
    2.1.3. Vai trò của tín dụng nói chung trong giảm nghèo và phát triển nông thôn
    2.1.4. Khái niệm tín dụng phi chính thức
    2.1.5. Vai trò của tín dụng phi chính thức đối với kinh tế nông hộ
    2.1.6. Các loại hình tín dụng phi chính thức
    2.1.7. Cơ sở lý luận về thực trạng vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ
    2.1.8. Cơ sở lý luận về quyết định vay tín dụng phi chính thức của nông hộ
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
    2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
    2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
    CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ CÁC NGUỒN VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE
    3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TỈNH BẾN TRE
    3.1.1. Lịch sử hình thành
    3.1.2. Vị trí địa lí
    3.1.3. Đơn vị hành chính
    3.1.4. Dân số
    3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
    3.1.6. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh năm 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012
    3.2. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE
    3.2.1. Lịch sử hình thành
    3.2.2. Vị trí địa lí, diện tích và dân số
    3.2.3. Đơn vị hành chính
    3.2.4. Tài nguyên thiên nhiên
    3.2.5. Tình hình kinh tế - xã hội huyện năm 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012
    3.3. CÁC NGUỒN VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM
    CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE
    4.1. MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
    4.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE
    4.2.1. Thực trạng tín dụng phi chính thức của các nông hộ huyện Mỏ Cày Nam
    4.2.2. Nguyên nhân nông hộ vay tín dụng phi chính thức ở huyện Mỏ Cày Nam
    4.2.3. Hậu quả phát sinh từ vay tín dụng phi chính thức của các nông hộ
    4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ
    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
    HUYỆN MỎ CÀY NAM, TỈNH BẾN TRE
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    6.1. KẾT LUẬN
    6.2. KIẾN NGHỊ
    6.2.1. Đối với Chính phủ
    6.2.2. Đối với các ngân hàng
    6.2.3. Đối với chính quyền địa phương
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU
    ​​
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Mỏ Cày Nam là một huyện có sự đa dạng trong cơ cấu kinh tế, gồm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Nổi bật là các ngành sản xuất và chế biến dừa trái, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản xuất và chế biến kẹo, . Các ngành này đang phát triển lớn mạnh và không ngừng mở rộng quy mô. Tuy nhiên, Mỏ Cày Nam vẫn được xem là một huyện có cơ cấu các hộ sản xuất nông nghiệp cao trong tỉnh, một phần cũng là do đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm trên, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Huyện gồm có 16 xã với diện tích 219,8895 ­km[SUP]2[/SUP] và có 166.474 dân. Phần lớn diện tích đất là đất canh tác nông nghiệp. Từ khi đổi mới đến nay, bộ mặt kinh tế huyện đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên, với đại bộ phận dân cư nông thôn nên đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, nhất là với việc tiếp cận nguồn vốn cho sản xuất và phục vụ đời sống nông hộ tại địa bàn. Cùng với các chính sách của Chính Phủ, nông hộ dần tiếp cận được với nguồn vốn chính thức từ các Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội, các Qũy tín dụng nhân dân, . Song, nguồn vốn từ các tổ chức trên không thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ đến với các nông hộ. Để có được nguồn vốn vững chắc đầu tư cho sản xuất và đời sống một cách nhanh gọn, các nông hộ hầu hết đã chọn các hình thức vay phi chính thức từ các tổ chức, cá nhân.
    Có nhiều quan niệm về tín dụng phi chính thức. Một số quan niệm cho rằng vay tín dụng phi chính thức là một hình thức vay nặng lãi, một số quan niệm cho rằng đây là một hình thức vay bao gồm các giao dịch theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau mà thông thường không cần phải trải qua các thủ tục rườm rà và hoạt động không trong khuôn khổ của Luật Tổ chức tín dụng. Các quan niệm cho thấy đứng trên góc độ khác nhau sẽ có những nhận định khác nhau về hình thức vay tín dụng phi chính thức. Không thể phủ nhận một số lợi ích mà tín dụng phi chính thức mang lại. Tuy nhiên, hình thức vay này vẫn tồn tại nhiều bất cập, nhất là khi hình thức vay tín dụng phi chính thức hoạt động ngoài khuôn khổ của luật, các hình thức tranh chấp, kiện tụng sẽ không được giải quyết theo luật. Điều này mang lại nhiều thiệt thòi cho các nông hộ.
    Các nghiên cứu trước đây đã phân tích nguyên nhân của việc mặc dù được xác định là đối tượng cho vay chủ yếu của các tổ chức tín dụng chính thức nhưng nhiều người dân nông thôn (nhất là người nghèo ở những vùng xa xôi) vẫn bị từ chối cho vay nên tiếp tục bị lệ thuộc vào tín dụng phi chính thức. Theo các nghiên cứu này, vấn đề mấu chốt là các tổ chức tín dụng không thể điều chỉnh lãi suất để bù đắp chi phí và rủi ro cao khi cho vay ở nông thôn do người vay thường gặp các bất trắc khó lường ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ như mất mùa, dịch bệnh, giá nông sản bấp bênh, .trong khi lại thiếu tài sản thế chấp và không có cơ chế bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Kết quả là các tổ chức tín dụng sẽ hạn chế cho vay ở nông thôn, từ đó mở ra cơ hội cho tín dụng phi chính thức phát triển vì người dân nông thôn rất cần vốn cho sản xuất, cần tiền để trang trải cho các nhu cầu đột xuất (như bệnh tật, ma chay, cưới hỏi, học hành của con cái, .) trong khi thu nhập nhiều lúc không đủ để đáp ứng.
    Mục tiêu của bài viết là phân tích thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam. Trên cơ sở phân tích này, bài viết sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tín dụng phi chính thức thông qua việc tăng cường hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thức ở nông thôn, đặc biệt là ở những vùng xa xôi.
    Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre” để làm đề tài tốt nghiệp và nắm bắt được tình hình vay vốn tín dụng phi chính thức của các nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Từ đó đưa ra một số giải pháp và có những kiến nghị nhằm làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cho nông hộ, đồng thời tìm ra lối đi đúng đắn cho nông hộ trong quyết định tìm đến với nguồn vốn vay, vay và sử dụng nguồn vốn vay một cách có hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...