Tiểu Luận Thực trạng vận dụng Marketing-Mix vào hoạt động XK cá tra, Basa của các Doanh nghiệp VN sang thị trư

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng vận dụng Marketing-Mix vào hoạt động XK cá tra, Basa của các Doanh nghiệp VN sang thị trường Mỹ

    CHƯƠNG I: XUẤT KHẨU VÀ VẤN ĐỀ VẬN DỤNG MARKETING MIX VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

    1. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.

    Thương mại quốc tế là quá trình phân phối và lưu thông các hàng hoá, dịch vụ giữa nước ta với nước ngoài dưới hình thức mua bán thông qua giá cả của thị trường thế giới để mưu cầu lợi nhuận và thu nhập lớn. Thông qua thương mại quốc tế có thể tăng khả năng tiêu dùng, cho phép tiêu dùng các hàng hoá với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của đường khả năng sản xuất trong nước đó, mở rộng khả năng sản xuất, giao lưu hàng hoá với nước ngoài .Với những lợi ích kể trên thương mại quốc tế ngày càng có vai trò to lớn, nó quyết định sự phát triển hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một trong những vai trò to lớn của thương mại quốc tế phải kể đến đó là: bán hàng ra thị trường nước ngoài (xuất khẩu).

    * Xuất khẩu: là hoạt động tiêu thụ những sản phẩm sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài. Hay nói cách khác, cụ thể hơn, xuất khẩu là việc bán hàng hoá ra thị trường nước ngoài

    * Vị trí và vai trò của xuất khẩu

    Trong nền kinh tế quốc dân, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Đây không phải là một hành vi mua bán riêng lẻ mà là hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một vị trí và vai trò vô cùng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.

    Xét riêng về phần mình, trong mối quan hệ hữu cơ với nhập khẩu, xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là một hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu. Đối với quá trình phát triển kinh tế, xuất khẩu mang một ý nghĩa và tầm quan trọng nhất định.

    Trước hết, xuất khẩu là một hoạt động tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư và công nghệ tiên tiến. Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu, xuất khẩu qua đó đã quyết định qui mô và tốc độ nhập khẩu.

    Bên cạnh đó, xuất khẩu còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. Xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà các nước khác cần. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu cũng tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi, mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế-kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước, hay nói theo cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.

    Để đẩy mạnh xuất khẩu thì tất yếu phải đẩy mạnh sản xuất các loại hàng hoá xuất khẩu và do đó dã thu hút hàng triệu lao động và tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Như vậy, xuất khẩu đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

    Ngoài ra, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta, làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu còn có những tác động tích cực đến việc điều tiết tiêu dùng trong nước, cải thiện tỷ giá thương mại và cán cân thanh toán, đối phó với việc bán phá giá của nước ngoài và trợ cấp của nước ngoài, tạo lợi ích cho các nhân tố khan hiếm của quốc gia và nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

    Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...